Staking là gì? Proof of Stake sinh ra nhằm thay thế Proof of Work vì yêu cầu về phần cứng, tiêu tốn năng lượng và có nhiều nhược điểm. Giống như đào coin (mining), lưu trữ (hodl), giao dịch trao đổi (trade). Staking cũng là một hình thức để đầu tư tiền mã hoá sinh ra từ Proof of Stake. Vậy Staking là gì? Có nên đầu tư dạng Staking không? Hãy cùng Coin86 tìm hiểu trong bài viết này.
Staking là gì?
Trước khi hiểu về staking bạn cần tìm hiểu về thuật toán đồng thuận cổ phần PoS – Proof of Stake trước.
PoS là một thuật toán đồng thuận tương đối mới mẻ đối với một số loại tiền kỹ thuật số. Cơ chế này tạo ra các khối mới được thêm vào blockchain. Các khối này được đặt bởi những người nắm giữ một số lượng đồng tiền điện tử để giúp xác thực một giao dịch mới trên nền tảng. Những người tham gia PoS sẽ được nhận phần thưởng (gồm phần thưởng khối và phí giao dịch) để làm động lực cho các đóng góp của họ.
Như vậy, Staking là việc lưu trữ 1 số lượng đồng tiền kỹ thuật số nhất định trong ví của 1 dự án Blockchain trong 1 khoảng thời gian cụ thể để nhận được phần thưởng. Số lượng phần thưởng phụ thuộc vào sự đầu tư ban đầu của bạn. Bao gồm: Số lượng coin stake, thời lượng stake.
Điều này tương tự như cách bạn gửi tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng để rút lãi khi đến kỳ hạn. Rất dễ hiểu phải không nào!!
Người đề xuất ý tưởng Staking
Sunny King và Scott Nadal là những người đầu tiên đưa ra ý tưởng cho hình thức Proof of Stake lẫn Staking vào năm 2012. Đồng Peercoin được lên ý tưởng để hoạt động dựa trên cơ chế lai tạo giữa PoW và PoS. sau đó dần dần loại bỏ vai trò của PoW (Bằng chứng về Công việc). Điều này cho phép người dùng khai thác và hỗ trợ các dự án trong giai đoạn đầu, mà không phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống PoS.
Sau đó năm 2014, Daniel Larimer đã phát triển cơ chế Delegated Proof of Stake (DPoS). Và được sử dụng lần đầu tiên như một phần của mạng Bitshares. Sau đó Larimer cũng sáng tạo ra Steem và EOS áp dụng mô hình DPoS.
Phân loại Staking
Staking được phân thành 2 loại hình như sau:
Staking với cơ chế đồng thuận PoS: Như khái niệm bạn đã được biết ở trên. Bạn dùng 1 số lượng tiền điện tử nhất định để staking. Và nhận lại phần thưởng cho hoạt động xác minh giao dịch. Dạng staking này được thực hiện và tác động trực tiếp đến mạng lưới Blockchain.
Một số các dự án có cơ chế Staking như IOST, WAX, TRX, TomoChain …
Staking bằng cách ủy thác: Bạn gửi lại đồng coin vào ví của nhóm phát triển dự án (không phải Blockchain riêng) và nhận lợi nhuận định kỳ. Dạng Staking này không trực tiếp tham gia vào việc xác thực các giao dịch hay bất cứ nhiệm vụ gì liên quan tới các hoạt động trong mạng lưới nhưng nó vẫn được gọi là staking. Nó không khác gì đầu tư ủy thác.
Ví dụ stake đồng KCS (Kucoin Share) trên sàn giao dịch Kucoin để nhận thưởng thêm KCS. Phần thưởng KCS bạn nhận được là từ lợi nhuận thu được của sàn. Chứ không phải từ việc tham gia trên mạng lưới để tạo khối mới và xác minh giao dịch.
Cách hoạt động của Staking là gì?
Như đã đề cập, staking là quá trình lưu trữ tiền kỹ thuật số để nhận phần thưởng nhờ việc đóng góp cho các hoạt động trên mạng blockchain. Staking được sử dụng rộng rãi trên các mạng áp dụng cơ chế Proof of Stake (PoS). Hoặc một trong các biến thể của nó (như DPoS)
Khác với các blockchain Proof of Work (PoW) dựa vào hoạt động đào tiền điện tử (mining) để xác minh và xác thực các khối mới, các blockchain sử dụng PoS tạo ra và xác thực các khối mới thông qua staking. Điều này cho phép các khối được tạo ra mà không phụ thuộc vào các thiết bị đào (ASICs). Những nút xác thực PoS được chọn dựa trên số lượng tiền mà họ cam kết đóng cổ phần mà không phải cạnh tranh nhau dựa trên khối lượng công việc tính toán như PoW.
Thông thường, người nào đóng góp cổ phần nhiều hơn thường có nhiều khả năng. Và được chọn làm người xác thực cho khối tiếp theo. Trong khi cơ chế khai thác (của PoS) đòi hỏi một khoản đầu tư vào các thiết bị phần cứng. Thì staking yêu cầu phải đầu tư (và giữ) tiền điện tử với số lượng và khoảng thời gian nhất định. Mỗi blockchain PoS có một loại tiền điện tử đại diện để đóng góp cổ phần.
Ngoài ra, cơ chế tạo ra các khối thông qua staking cho phép nâng cao khả năng mở rộng mạng lưới. Đây là một trong những lý do mạng Ethereum quyết định sẽ chuyển từ PoW sang PoS, trong bản nâng cấp Ethereum Casper.
Bên cạnh đó, một số chuỗi áp dụng mô hình Delegated Proof of Staking (DPoS) (Bằng chứng Cổ phần được Ủy quyền). Nó cho phép người dùng thông báo sự hỗ trợ của mình thông qua những người tham gia khác của mạng. Nói cách khác, một người tham gia được ủy quyền sẽ thay mặt những người dùng khác để ra quyết định.
Những người xác thực được ủy quyền (các nút) là những người xử lý các hoạt động chính và quản trị tổng thể của mạng blockchain. Họ tham gia vào các quá trình để đạt được sự đồng thuận và xác định các tham số quản trị quan trọng.
Lợi ích của staking là gì?
Sau đây là một số lợi ích cho các nhà khai thác khai thác với cơ chế staking.
- Cơ chế đồng thuận PoS loại bỏ sự phụ thuộc vào các phần cứng máy tính cao cấp. Khi một nút khai thác bị ràng buộc bởi ví điện tử, nó được đảm bảo một tỷ lệ phần trăm cố định của các giao dịch trên mạng bất kể sức mạnh xử lý của nó là như thế nào.
- Các nhà đầu tư nắm giữ đủ số lượng đồng tiền mã hóa có thể xác nhận các giao dịch trên mạng.
- Giá trị của tài sản đặt cược qua PoS không bị mất giá theo thời gian như máy ASIC và các phần cứng khai thác khác. Giá trị này chỉ có thể bị ảnh hưởng bởi sự biến động của giá thị trường.
- PoS là dạng cơ chế đồng thuận thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng hơn so với bằng chứng khai thác công việc PoW, hiện vẫn được sử dụng trong mạng Bitcoin.
- Giảm thiểu mối đe dọa từ các cuộc tấn công 51% trong mạng.
Trong đó, lợi ích chính dễ nhận thấy nhất của staking là nó loại bỏ nhu cầu đầu tư các thiết bị phần cứng đắt tiền. Hệ thống này mang lại lợi nhuận đảm bảo và nguồn thu nhập có thể dự đoán được cho các nhà khai thác, trong khi đó với cơ chế bằng chứng công việc, phần tiền thưởng là ngẫu nhiên cho các hệ thống máy tính cấp cao nhất.
Mức độ lạm phát của Staking là gì?
Ở một số loại Blockchain, số tiền từ việc Staking được xác định như một tỉ lệ phần trăm lạm phát cố định. Điều này khuyến khích các cá nhân sử dụng tiền của họ (chứ không chỉ giữ tiền – HODL). Quá trình này khấu hao chi phí hoạt động của mạng cho tất cả các chủ sở hữu token.
Ví dụ, Stellar phân chia mức độ lạm phát hàng tuần cho người dùng đang đặt tiền của họ thông qua một tập hợp staking. Cách tiếp cận này có lợi ích là mạng có thể giải ngân một mức lãi suất cố định hoặc được kiểm soát.
Kết quả là, nếu người dùng giữ 10.000 XLM trong một năm. Và chỉ định một điểm đến lạm phát trên chuỗi bằng cách ký một giao dịch. Họ sẽ kiếm được 100 XLM tiền thưởng. Điều đó sẽ xảy ra trong suốt một năm với tỷ lệ lạm phát cân bằng là 1%.
Ngoài ra, thông tin có thể được hiển thị cho tất cả người dùng mạng đang quyết định có góp cổ phần hay không. Điều này có thể khuyến khích các cổ đông mới vì họ sẽ nhận được tiền thưởng theo một lịch trình có thể dự đoán được, thay vì cơ hội nhận được tiền thưởng từ việc khai thác khối mới mang tính chất xác suất.
Có nên đầu tư dạng Staking không?
Hiện nay, có nhiều phương pháp đầu tư để kiếm lợi nhuận từ thị trường tiền điện tử. Có thể kể đến là Staking (POS), Mining (POW), Trading và cả Lending đến nay vẫn còn tồn tại. Trong đó, để đầu tư Mining (POW) thì chúng ta cần phải trang bị máy móc rất “tối tân” mà điều này còn chưa chắc hiệu quả. Về Trading, thì đây là một phương pháp kiếm lợi nhuận từ việc “mua thấp bán cao”. Nhưng hình thức này không dành cho tất cả mọi người. Bởi, không phải ai cũng có thể trade tốt và rủi ro “sml” là rất cao. Còn Lending thì chắc mình không cần phải đề cập đến nhiều. Vì năm 2017-2018 đã có rất nhiều bạn phải chết đứng vì hàng loạt dự án Lending đều “đóng cửa”, đồng nghĩa với mất trắng tiền nhé!
Xét cho cùng về cả những điểm ưu và nhược mình đã đề cập ở trên thì thực sự Staking vẫn là một phương pháp ít rủi ro nhất mà vẫn mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư tiền điện tử.
Đã là đầu tư thì không thể nào nói không hề có rủi ro được. Bất kỳ hình thức đầu tư nào cũng phải có rủi ro dù là ít hay nhiều đi chăng nữa. Rủi ro đầu tiên mà mình muốn nói tới đó chính là vấn đề bảo mật. Nếu bạn bảo mật không kỹ, để lộ IP hoặc private key của ví thì hacker sẽ tận dụng nó để đánh cắp tài sản của bạn mà bạn không hề hay biết.
Ngoài vấn đề bảo mật thì cũng còn một rủi ro khác không kém phần quan trọng. Đó là việc đồng coin đó bị giảm giá. Đây là trường hợp bất khả kháng vì không thể rút coin ra cho đến khi đáo hạn. Khi tăng giá thì chúng ta được lãi kép, thì tất nhiên trong trường hợp giá coin giảm thì chúng ta sẽ lỗ nặng.
Những lưu ý khi đầu tư Staking là gì?
Sau đây chính là 5 điều nên cân nhắc trước khi ra quyết định đầu tư.
Tỉ lệ lạm phát
Dựa trên tỉ lệ coin mới sinh ra so với lượng coin đang được lưu hành trên thị trường. Cryptocurrency cũng tương tự như thị trường tài chính truyền thống. Luôn sẽ có một số lượng tiền điện tử mới được sinh ra đưa vào thị trường. Từ đó dẫn đến hiện tượng lạm phát. Qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường.
Thời gian khóa
Đó là khoảng thời gian mà số tiền của bạn bị khóa và không thể được di chuyển. Khoảng thời gian này do bạn lựa chọn ban đầu. Ví dụ: 1 tháng, 3 tháng, hay 1 năm… Sau khoảng thời gian này bạn mới có thể nhận lại số tiền đã tham gia stake ( bao gồm cả lợi nhuận).
Thời gian mở khóa
Thông thường bạn vẫn có thể dừng staking trước thời gian quy định bằng cách sử dụng nút un-stake. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể nhận lại số tiền đã stake ngay. Sau khi nhấn nút “un-stake” bạn sẽ phải mất 1 khoảng thời gian nhất định.
Việc un-stake đột ngột có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của mạng lưới. Do đó quy tắc này được đặt ra như một cách để giảm thiểu rủi ro. Giúp hệ thống có thời gian xử lý nếu số lượng yêu cầu un-stake quá lớn.
Lãi suất
Đó là tỉ lệ lợi nhuận sau khi thời gian Staking kết thúc. Tất nhiên chúng ta muốn lãi suất là lớn nhất có thể khi tham gia staking.
Số tiền điện tử yêu cầu tối thiểu
Muốn bắt đầu tham gia Staking, bạn phải đáp ứng tối thiểu số lượng coin mà dự án yêu cầu. Nó khác nhau tùy vào từng dự án.
Weight
Giá trị Weight này càng cao đồng nghĩa với số lượng đồng tiền mã hóa càng lớn và thời gian tham gia stake càng lâu thì khả năng giành được quyền xử lý giao dịch và tạo khối mới càng lớn. Đồng nghĩa với phần thưởng bạn nhận được càng cao.
Làm sao để tối ưu hóa lợi nhuận?
Dựa trên các thông số ảnh hưởng trực tiếp tới Staking kể trên, bạn có thể điều chỉnh chúng để tối đa hóa lãi suất khi staking.
Nếu bạn chỉ có một số lượng coin nhỏ, phương án tốt nhất là tham gia staking vào các Node hoặc Masternode đã có sẵn để nhận phần thưởng từ đó. Bằng cách lưu trữ coin trên ví, hoặc trên một số sàn giao dịch hỗ trợ. Đây là cách rất đơn giản với những nhà đầu tư nhỏ.
Nếu bạn sở hữu một lượng lớn tiền điện tử. Ngoài cách trên thì phương án để nhận được nhiều lợi nhuận nhất là trở thành các Node. Hoặc Masternodes với vai trò trực tiếp tham gia xử lý giao dịch và tạo khối mới. Đây là cách để giúp bạn nhận được nhiều phần thưởng hơn nhưng bạn sẽ cần phải thực hiện một số cài đặt và kết nối phần cứng (nó không quá phức tạp và chỉ mất tối đa khoảng 10 phút).
Lựa chọn dự án Staking tốt
Để chọn được một đồng coin Staking hiệu quả và an toàn. Bạn cần dành thời gian và công sức cho việc nghiên cứu. Dưới đây là một số tiêu bạn cần lưu ý trước khi đưa ra quyết định Staking:
- Thị trường tập trung ở đâu là chủ yếu
- Đội ngũ phát triển làm việc có hiệu quả không?
- Roadmap có thực tế hay không?
- Tính thanh khoản có tốt không
- Cộng đồng của đồng coin
- Tỉ lệ trả thưởng của đồng coin cũng là 1 yếu tố quan trọng
Các bước để bắt đầu tham gia stake
Các bước cơ bản để bạn có thể staking và nhận lợi nhuận từ dự án tiền mã hóa.
Bước 1: Chọn đồng tiền điện tử cho phép Staking. Hãy xem xét các chỉ số ở phần trên để lựa chọn loại coin mà bạn muốn stake. Lãi suất, lạm phát , giá, weight phù hợp với nhu cầu, vốn và lãi suất kỳ vọng của bạn.
Bước 2: Cài đặt ví hoặc cấu hình máy tính
Bước 3: Nạp coin vào ví/máy tính, hoặc sàn để bắt đầu Staking
Nếu Staking từ các ví lạnh, bạn không được di chuyển chúng ra khỏi ví. Nếu không bạn sẽ không nhận được phần thưởng.
Bước 4: Bắt đầu nhận lãi
Kết luận
Qua bài biết “Staking là gì? Có nên đầu tư dạng Staking hay không?“. Hi vọng có thể giúp bạn hiểu thêm được dạng đầu tư tiền điện tử này. Coin86 khuyên bạn nên cân nhắc kĩ và phải thật tỉnh táo trước khi đầu tư vào bất kì đâu. Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại Kiến thức Crypto.
Đọc thêm
- Axie Infinity là gì? Tất tần tật thông tin về đồng AXS Coin
- Cardano là gì? Thông tin chi tiết về đồng ADA Coin
- Mạng ngang hàng Peer to Peer là gì? Vai trò của P2P trong Blockchain