Nếu bạn đã từng biết đến Bitcoin thì không thể không nghe qua về “Blockchain”, một chủ đề đang được bàn tán “rầm rộ” trên các trang mạng xã hội cũng như các mặt báo lớn tại Việt Nam và thế giới. Công nghệ Blockchain được kỳ vọng sẽ “thay đổi thế giới”, ứng dụng và công nghệ hóa các ngành như nông nghiệp, y tế, ngân hàng, giáo dục, tài chính, thương mại điện tử,..Vậy chính xác Blockchain là gì? Nó hoạt động như thế nào ? Và tại sao tiền ảo lại phát triển mạnh trên nền tảng này ? cùng coin86 tìm hiểu thôi nào!

Blockchain là gì

Ý tưởng ra đời Blockchain

Bắt nguồn từ bài toán các vị tướng Byzantine (Byzantine Generals).

Một đạo quân đi chiếm thành và các vị tướng nằm ở nhiều vị trí khác nhau. Trong đó có N tướng trung thành muốn chiếm thành và M tuớng phản bội muốn rút binh, một tướng phản bội truyền tin cho một nhóm là tấn công và truyền tin cho nhóm khác là rút binh. Vậy làm sao để các tướng có thể nhất quán thông tin và cùng nhau chiếm thành?

Ví dụ như trong bài toán trên, cần có một bên thứ ba đứng ra làm thoả thuận để các tướng lĩnh ký tên vào. Bên thứ ba đảm bảo cho việc chiếm thành của các vị tướng là đồng loạt, bởi vì các tướng có thể không tin nhau nhưng bắt buộc phải tin tưởng tuyệt đối vào bên thứ ba này.

Đây là ý tưởng mở đầu cho một hệ thống Blockchain có thể giúp các vị tướng tin tưởng nhau hơn.

Blockchain là gì?

Blockchain (chuỗi khối) tên khai sinh block chain là một cuốn sổ cái kỹ thuật số phân cấp, lưu trữ các thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa vô cùng phức tạp.

Sổ cái được chia sẻ cho những người tham gia vào mạng lưới. Điều này cho thấy rằng trong toàn bộ hệ thống không phải chỉ có một vị trí duy nhất, một tài liệu có thể làm căn cứ đáng tin (authority) duy nhất, vì những lần sao chép cùng một phiên bản sổ cái được đặt ở nhiều nơi.

Tất cả các bản sao này được cập nhật khi dữ liệu hoặc giao dịch mới được ghi vào blockchain thông qua sự đồng thuận của tất cả mọi người tham gia. Người đào có trách nhiệm phê duyệt các giao dịch và giám sát mạng bằng cách giải quyết các công thức tinh vi với sự trợ giúp của máy tính.

Nó là một hệ thống ngang hàng P2P, loại bỏ tất cả mọi khâu trung gian, làm tăng cường an ninh, minh bạch và sự ổn định cũng như giảm thiểu chi phí và lỗi do con người gây ra.

Những công nghệ được tích hợp trong Blockchain là gì?

Là sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ:

  • Mật mã học: để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư thì công nghệ Blockchain đã sử dụng public key và hàm hash function.
  • Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được xem như một client và cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng.
  • Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (giao thức PoW, PoS,…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.
Blockchain là gì

Cách tổ chức của hệ thống trong Blockchain là gì ?

Hệ thống Blockchain chia thành 3 loại chính:

  • Public: Bất kỳ ai cũng có quyền đọc và ghi dữ liệu trên Blockchain. Quá trình xác thực giao dịch trên Blockchain này đòi hỏi phải có rất nhiều nút tham gia. Vì vậy, muốn tấn công được vào hệ thống Blockchain này cần chi phí rất lớn và thực sự không khả thi. Ví dụ: Bitcoin, Ethereum,…
  • Private: Người dùng chỉ được quyền đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy. Vì đây là một Private Blockchain, cho nên thời gian xác nhận giao dịch khá nhanh vì chỉ cần một lượng nhỏ thiết bị tham gia xác thực giao dịch. Ví dụ: Ripple là một dạng Private Blockchain, hệ thống này cho phép 20% các nút là gian dối và chỉ cần 80% còn lại hoạt động ổn định là được.
  • Permissioned (hay còn gọi là Consortium): một dạng của Private nhưng bổ sung thêm 1 số tính năng khác, đây là sự kết hợp giữa Public và Private. Ví dụ: Các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sẽ sử dụng Blockchain cho riêng mình.

Cấu trúc của Blockchain là gì?

Mỗi khối (block) sẽ được lưu trữ gồm 3 phần:

  • Dữ liệu
  • Hash của khối hiện tại
  • Hash khối trước

Dữ liệu

Dữ liệu sẽ tùy thuộc vào từng loại Blockchain. Chẳng hạn như blockchain của Bitcoin sẽ chứa dữ liệu giao dịch.

Dữ liệu giao dịch gồm: Thông tin người gửi, nhận và số lượng coin được gửi.

Hash của khối hiện tại

Hash của khối hiện tại như một đặt điểm để nhận dạng. Nó là duy nhất và không trùng nhau giống như vân tay của chúng ta vậy.

Hash của khối trước

Nhờ hash này mà các khối (block) liên kết tạo ra một chuỗi (chain). Tuy nhiên khối đầu tiên sẽ không được liên kết với bất cứ khối nào. Vì nó được tạo ra đầu tiên.

Công nghệ Blockchain hoạt động như thế nào?

Blockchain là gì

Để một block – khối thông tin được thêm vào Blockchain, phải có 4 yếu tố:

Phải có giao dịch: nghĩa là phải có hoạt động mua bán, trao đổi diễn ra. Ví dụ: bạn thực hiện mua hàng trên Amazon

Giao dịch đó phải được xác minh: mọi thông tin liên quan đến giao dịch như thời gian, địa điểm, số tiền giao dịch, người tham gia… đều phải được ghi lại. Ví dụ: khi xem tình trạng đơn hàng, bạn sẽ biết được mình đã order những gì, tổng tiền là bao nhiêu, khi nào thì nhận được hàng…

Giao dịch đó phải được lưu trữ trong block: bất cứ lúc nào bạn cũng xem lại được thông tin đơn hàng mà mình đã thực hiện. Chúng được lưu trữ trong mục “Quản lý đơn hàng”.

Block đó phải nhận được hash (hàm chuyển đổi một giá trị sang giá trị khác): chỉ khi nhận được hash thì một block mới có thể được thêm vào blockchain.

Công nghệ Blockchain cho phép trao đổi tài sản/thực hiện giao dịch mà không cần có sự chứng kiến của người thứ ba hoặc không cần dựa trên sự tin tưởng. Hay nói cách khác, Blockchain là nền tảng cho sự ra đời của các hợp đồng thông minh.

Ví dụ thực tế giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động của Blockchain:

A và B chơi trò đoán giờ check-out của C. Mỗi người cược 100.000 VNĐ. Nếu như thời điểm C check dấu vân tay, kim phút rơi vào số chẵn thì A thắng. Ngược lại, kim phút rơi vào số lẻ thì B thắng.

Để quản lý giao dịch, A và B có một số phương án như sau:

1.Nhờ người thứ ba là D giữ tổng số tiền cược của 2 người: 200.000 VNĐ. Người thắng sẽ được D trao lại số tiền => Nếu D trở mặt, không muốn trả lại số tiền thì cả A và B đều bị thiệt hại

2.Chọn cách tin tưởng lẫn nhau => Dù là đồng nghiệp thân thiết thì vẫn có khả năng người kia không chịu đưa tiền

Rõ ràng là 2 cách trên vẫn gặp phải những rủi ro nhất định. Blockchain ra đời nhằm giải quyết những vấn đề nói trên.

Thông qua một vài dòng lệnh, tiền của cả 2 sẽ được chuyển vào chương trình của Blockchain. Thu thập dữ liệu từ phần mềm chấm công, chương trình này sẽ chuyển tiền cho người chiến thắng.

Tại sao tiền ảo lại phát triển mạnh trên nền tảng này ?

  • Tính bảo mật của chuỗi khối làm cho việc đánh cắp trở nên khó khăn hơn nhiều vì mỗi loại tiền điện tử đều có một số nhận dạng riêng không thể chối cãi được gắn với một chủ sở hữu.
  • Tiền điện tử làm giảm nhu cầu về giao dịch bằng tiền mặt – Với blockchain, tiền điện tử có thể được gửi đến bất kỳ đâu và bất kỳ ai trên thế giới mà không cần trao đổi tiền tệ hoặc không có sự can thiệp từ các ngân hàng trung ương.
  • Tiền điện tử có thể khiến một số người trở nên giàu có- Các nhà đầu cơ đã và đang đẩy giá tiền điện tử lên, đặc biệt là Bitcoin, giúp một số người sớm trở thành tỷ phú. .
  • Ngày càng có nhiều tập đoàn lớn đưa ra ý tưởng về một loại tiền kỹ thuật số dựa trên blockchain để thanh toán. Vào tháng 2 năm 2021, Tesla đã thông báo nổi tiếng rằng họ sẽ đầu tư 1,5 tỷ đô la vào Bitcoin và chấp nhận nó như một khoản thanh toán cho ô tô của họ.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *