Cũng như thị trường chứng khoán, Forex,… Trong thị trường tiền mã hóa luôn tiềm ẩn cái bẫy dành cho các nhà đầu tư mới lần đầu tiếp xúc. Trong số đó chắc chắn phải kể tới Bear Trap và Bull Trap . Để giúp các nhà nhà đầu tư tránh được và hạn chế rủi ro hôm nay Coin86 sẽ cũng các bạn tìm hiểu Bear Trap là gì, Bull Trap là gì và Cách phòng tránh bẫy tiền điện tử.

Bear trap là gì và Bull trap là gì

Bear trap là gì?

Bear trap hay còn gọi là bẫy giảm giá, có thể hiểu đơn giản là sự giảm giá mạnh trong giai đoạn Uptrend (xu hướng thị trường tăng giá)

Theo đó, bear traps sẽ phá vỡ các vùng mức giá hỗ trợ rồi sau đó mới nhanh chóng đảo chiều tăng giá, khuyến khích các Trader (nhà giao dịch) mở lệnh short thông qua giao dịch Margin Trading (ký quỹ) khi họ nhận thấy rằng mức hỗ trợ quan trọng đã bị phá.

Rồi sau đó, giá nhanh chóng tăng trở lại 1 cách chóng mặt, khiến cho các nhà đầu tư đặt lệnh Short Position bị cháy tài khoản.

Để dễ dàng hình dung, chúng ta cũng phân tích ví dụ Bear Traps trong biểu đồ sau đây:

Biểu đồ chart 1 giờ của cặp giao dịch ICX/USDT:

Bear trap là gì?
  • Điểm A: đây là vùng hỗ trợ giá đồng ICX quanh khu vực 0.84 USDT.
  • Sau khi điều chỉnh tăng giá lên 0.92USDT, điểm B được coi là điểm phá vỡ đường hỗ trợ..
  • Nhận thấy mức hỗ trợ bị phá vỡ, các nhà đầu tư sẽ cho rằng đây là cơ hội để vào lệnh Short Position. Tuy nhiên ngay sau đó giá đã hồi phục nhanh chóng lên mốc 1 USDT.
  • Tại điểm C: chỉ ra mức tăng giá kinh hoàng. Ngay tại thời điểm đó, bears buộc phải bán thực hiện bán để có thể giảm thiểu tổn thất.
  • Sau khi thực hiện xong Bear Trap. Điểm D chỉ ra rằng giá bán ICX tiếp tục giai đoạn giảm giá.

Bull trap là gì?

Bull trap là gì?

Bull Trap hay còn gọi là bẫy tăng giá, trái ngược với bear Trap, là sự tăng giá mạnh 1 cách đột ngột trong giai đoạn Downtrend (xu hướng thị trường giảm giá).

Trong tình huống này cái bãy được đặt ra để khiến cho các nhà đầu tư không nghi ngờ, và mở lệnh long Position. Tuy nhiên ngay lập tức, giá quay đầu giảm mạnh trở lại khiến cho các Trader mở lệnh Long bị cháy tài khoản Margin.

Tham khảo

Mô hình 2 đỉnh (Double Top) và mô hình 2 đáy (Double Bottom)
Mô hình 3 đáy là gì? Cách giao dịch với mô hình 3 đáy (Triple Bottom)
Mô hình 3 đỉnh là gì? Lưu ý khi giao dịch với mô hình 3 đỉnh (Triple Top)

Trên màn hình là biểu đồ chart 15 phút của cặp giao dịch ETH/USDT:

Trên màn hình là biểu đồ chart 15 phút của cặp giao dịch ETH/USDT:
  • Điểm A: chỉ ra rằng mức kháng cự mạnh ở 489USDT
  • Điểm B: chỉ ra rằng các mức thấp nhất của mỗi đợt tăng giá đang theo xu hướng tăng dần đều.
  • Tại điểm C: thể hiện mức phá kháng cự lên 413 USDT, để chuẩn bị chinh phục mức kháng cự tiếp theo là điểm D.
    Sau đó giá tăng trở lại điểm F, các trader kỳ vọng vào sự tăng giá và vào lệnh tại mức hỗ trợ 409 USDT.
  • Tuy nhiên giá lại giảm chỉ xuống còn 402USDT.

Cách phòng chống Bear Trap và Bull Trap trong tiền điện tử

Sau những thông tin phía trên. Chắc hẳn bạn đã biết được như thế nào là bẫy tăng giá và bẫy giảm giá rồi đúng không, và sau đây sẽ là 1 vài mẹo có thể thực hiện:

Kiểm tra khối lượng Volume giao dịch trên Coinmarketcap

Để đảo ngược giá thì cần 1 khối lượng giao dịch lớn, vì thế nếu như bạn thấy giá đột ngột tăng hay giảm mạnh, mà kiểm tra thấy khối lượng Volume giao dịch không có sự thay đổi thì khả năng cao đây là 1 các bẫy được giăng ra.

Tìm kiếm sự phân kỳ của RSI

Bẫy tăng giá hoặc giảm giá có thể tìm kiếm qua chỉ RSI (hay còn gọi là chỉ số sức mạnh tương đối), bởi vì là biểu đồ thể hiện mức độ mạnh hay yếu của giá đồng coin.

Chỉ số RSI sẽ dao động trong khỏng 0 – 100. Nếu trong khoảng 0<RSI<25 thì đây là điều kiện bán quá mức. Còn 75<RSI<100 lại thể hiện điều kiện mua quá mức. Có thể thấy rằng khi RSI tăng => Giá sẽ tăng. Và ngược lại RSI giảm => giá sẽ giảm.

Nhanh chóng tra cứu tin tức mới nhất

Tin tức là thứ ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá trị của tiền ảo. Cho dù có là tin tốt hay xấu cũng sẽ có tác động đối với thị trường. Đặc biệt là các nhà đầu tư mới tham gia thị trường, bởi vì ngày nay có rất nhiều các loại tin giả mạo để tạo FUD hay FOMO.

Dựa vào điều đó mà các cá mập, cá voi, hay các tổ chức tài chính. Quỹ đầu tư lớn thường sử dụng tin tức như là 1 cách hiệu quả để tạo Bull Trap và Bear Trap.

Vì thế mà khi giá có sự đảo chiều mạnh, hãy nhanh chóng vào các website thông tin uy tín nhanh chóng để kiểm tra tin tức xem có gì mới không rồi hãy đưa ra quyết định.

Đặt lệnh Stop-loss

Tất nhiên rồi, gồng lời bao giờ cũng dễ dàng và đơn giản hơn là gồng lỗ. Vì thế để cho mọi việc không đi quá xa vượt khỏi tầm kiểm soát thì nhà đầu tư hãy sử dụng lệnh Stoploss (dừng lỗ)

Bởi vì nếu như chỉ mất khoảng 3 – 5% của giao dịch thì bạn vẫn sẽ có cơ hội để sửa sai bằng những giao dịch khác, điều quan trọng đó chính là giữ cho nguồn vốn của mình chỉ tăng chỉ không được giảm.

Kết luận

Trên đây là Bear Trap là gì, Bull Trap là gì và cách phòng tránh những chiếc bẫy tiền điện tử này. Hi vọng qua bài đọc bạn có cái nhìn tổng thể về nó. Hãy là một nhà đầu tư thông minh và sáng suốt. Coin86 chúc bạn thành công.

Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại Kiến thức CryptoKiến thức đầu tư.

Đọc thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *