Beam Coin là gì? Đây là đồng tiền điện tử gây sự chú ý nhờ việc áp dụng giao thức MimbleWimble. Giao thức này nhằm cải thiện tính ẩn danh với độ an toàn và bảo mật cao. Vậy Beam Coin là gì? Thông tin về đồng tiền BEAM ra sao. Hãy cùng Coin86 tìm hiểu trong bài viết bên dưới.
Beam Coin là gì?
Beam Coin là đồng tiền điện tử ẩn danh với khả năng mở rộng cao, được hoạt động dựa trên giao thức Mimblewimble và phát hành vào ngày 03/01/2019 bởi công ty Beam Development Ltd. Giống Ravencoin, BEAM không thực hiện ICO hay Pre-mine, chi phí hoạt động của dự án sẽ được chi trả bởi quỹ Treasury. Số tiền của quỹ này xuất phát từ việc Beam sẽ thu 20% block rewards trong 5 năm đầu tiên.
Mimblewimble là gì?
Mimblewimble là một giao thức có tính ẩn danh và khả năng mở rộng cao được một developer ẩn danh sáng lập vào ngày 19/06/2016. Mặc dù Mimblewimble giúp cho giao dịch được ẩn danh hơn nhưng nó sẽ phải thay đổi gần như toàn bộ kết cấu của Bitcoin. Vì thế, giao thức Mimblewimble đã không nhận được sự đồng thuận của mạng lưới Bitcoin trong việc áp dụng giao thức này lên Blockchain của Bitcoin.
Tính năng nổi bật của Beam
5 tính năng nổi bật của Beam đó là:
- Tính bảo mật: Tất cả các giao dịch trong Beam đều là giao dịch riêng tư và người dùng có toàn quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân của mình.
- Tính linh hoạt: BEAM có tính linh hoạt cao khi hỗ trợ nhiều loại giao dịch khác nhau như: giao dịch ký quỹ (escrow), giao dịch khoá thời gian (time locked), Atomic Swaps…
- Tính năng kiểm toán: Đây là một tiện ích mở rộng được BEAM thêm vào so với giao thức Mimblewimble gốc. Điều này cho phép các cá nhân hay doanh nghiệp có thể báo cáo lịch sử tài chính cho kiểm toán viên hoặc một bên thứ ba bất kỳ theo cách an toàn và có thể xác thực được.
- Confidential Assets: BEAM cho phép mã hoá nhiều loại tài sản khác nhau trên nền tảng Blockchain của họ. Với khả năng ẩn danh của mình, BEAM sẽ khiến cho thông tin về giao dịch tài sản tuyệt đối được bí mật. Chỉ có những bên tham gia vào giao dịch mới biết rõ danh tính của các tài sản liên quan với số lượng bao nhiêu.
- Khả năng mở rộng: Tính năng “Cut-through” trong Mimblewimble giúp loại bỏ các đầu ra dư thừa được sử dụng làm đầu vào trong cùng 1 block từ đó giải phóng không gian trong một block. Đồng thời, làm giảm được lượng dữ liệu cần được lưu trữ trên Blockchain mà vẫn duy trì được mức độ bảo mật.
Thông tin cơ bản về đồng BEAM Token
- Ticker: BEAM.
- Type: Coin, Mineable.
- Blockchain: Beam blockchain.
- Consensus: Proof of Work (PoW).
- Algorithm: Modified Equihash.
- Block time: 60 seconds.
- Block reward: 80 BEAM.
- Avg. Transaction Time: 20 TPS (Maximum 1000 TPS sau khi nâng cấp).
- Total supply: 262,800,000 BEAM.
- Circulating supply: 21,975,360 BEAM.
Đội ngũ phát triển của dự án Beam
Dưới đây là một số thành viên chủ chốt trong nhóm phát triển của dự án BEAM Coin:
- Alexander Zaidelson (CEO): Alexander là một nhà điều hành có tầm nhìn, ông bắt đầu sự nghiệp của mình như một nhà phát triển phần mềm. Ông thành lập Nareos (một công ty chia sẻ tệp P2P) và Wikitup (được iMesh mua lại), ông cũng từng làm VP Product tại WeFi và là giám đốc tại CIRTech VC, đồng thời là cố vấn cho một số dự án khởi nghiệp.
- Alex Romanov (CTO): Giám đốc nghiên cứu và phát triển (R&D) với nền tảng kỹ thuật và kỹ năng quản lý mạnh mẽ. Alex đã làm việc trên nhiều dự án phức tạp với các nhóm phân phối lớn. Alex quản lý nhóm R&D tại Beam kể từ những ngày đầu tiên.
- Amir Aaronson (COO): Một doanh nhân năng động, chuyên gia điều hành mạnh mẽ, Amir đã đồng sáng lập và quản lý một số công ty công nghệ. Ông đã dành 2 năm qua để nghiên cứu sâu rộng trong lĩnh vực tiền điện tử.
Vai trò của Beam Coin là gì?
Beam Coin (BEAM) có vai trò quan cốt lõi trong mạng Blockchain Beam. Đồng BEAM được thiết kế để được sử dụng với 1 số mục đích sau:
- Phần thưởng khối: BEAM được sử dụng làm phần thưởng khối cho các thợ mỏ (miners) để xác nhận giao dịch cũng như nâng cao tính bảo mật cho mạng lưới:
- Phần thưởng khối trong năm đầu tiên của BEAM sẽ là 80 BEAM/block.
- Từ năm 2 đến năm thứ 5 phần thưởng khối sẽ giảm đi 50% còn 40 BEAM/block.
- Từ năm thứ 6 đến năm 129 phần thưởng khối sẽ giảm còn 25 BEAM/block.
- Và đến năm 133, BEAM sẽ được đào hết.
- Phí Gas: BEAM được sử dụng để thanh toán phí giao dịch, tạo và thực thi Smart Contract trong mạng Blockchain của Beam.
- Phương tiện thanh toán ẩn danh.
- Tạo, trao đổi các Confidential Assets trên nền tảng Blockchain của Beam.
Cách đào đồng BEAM Coin như thế nào?
BEAM sử dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) với thuật toán đào Equihash. Nó cho phép thợ mỏ có thể đào BEAM bằng GPU/CPU hoặc máy đào chuyên dụng ASIC.
Tuy nhiên, trong khoảng 12-18 tháng đầu tiên. BEAM có tính kháng ASIC vì phải thay đổi 1 đến 2 lần thuật toán trong khoảng thời gian đó.
Quỹ Treasury
Như đã đề cập ở đầu bài, tất cả các chi phí của BEAM sẽ được trả từ quỹ Treasury trong năm năm đầu tiên. Trong năm đầu tiên, Treasury sẽ thu 20 BEAM/Block và từ năm thứ 2 đến năm thứ 5, Treasury sẽ thu được 10 BEAM/block.
Quỹ Treasury sẽ được dùng để trả cho các VC Investors, Core team và BEAM Foundation theo từng quý với tỷ lệ như sau:
- 40% thuộc về VC Investors.
- 40% thuộc về Core Team.
- Và 20% thuộc về Beam Foundation.
Ví lưu trữ đồng Beam Coin an toàn
Các bạn có thể lưu trữ BEAM trên ví chính thức do Beam phát hành có tên Beam Wallet.
Hiện tại, Beam Wallet đã có trên cả Mobile lẫn Desktop:
Ngoài ra, bạn cũng có thể lưu trữ BEAM trên các sàn giao dịch uy tín đã hỗ trợ mua bán BEAM. Tuy nhiên, nếu bạn hold lâu dài không nên sử dụng cách này để tránh trường hợp sàn bị hack.
Sàn giao dịch Beam Coin
Sau hơn 5 tháng xuất hiện trên thị trường. BEAM đang được giao dịch trên một số sàn nhỏ có thể kể đến như Gate.io, Bitforex…
Với khối lượng giao dịch trong vòng 24 giờ vượt mức 6 triệu đô, thể hiện tính thanh khoản của BEAM đang ở mức tốt.
Trong đó, BEAM đang được giao dịch mua bán sôi động nhất trên sàn Hotbit chiếm 64,93% tổng khối lượng giao dịch.
Tương lai đồng Beam Coin
Dưới đây là lộ trình của Beam Coin trong thời gian tới. Qua đó, bạn có thể đánh giá được 1 phần nào tương lai của dự án Beam này.
Roadmap
Hiện tại, BEAM vẫn đang đi đúng như lộ trình họ đặt ra, đúng thời gian cho từng nhiệm vụ. Trong năm 2019, BEAM có nhiều hoạt động quan trọng như: tích hợp nền tảng thanh toán. 2 lần thay đổi thuật toán, tích hợp Lightning Network….
Các bạn có thể tham khảo thêm Roadmap của BEAM tại đây: https://www.beam.mw/
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ lớn nhất của BEAM có lẽ là Zcash và Monero. Đây là hai đồng coin ẩn danh thế hệ đầu tiên và hiện tại đang có chỗ đứng cao trên Coinmarketcap.
Investors
BEAM được nhiều quỹ đầu tư lớn hỗ trợ ở phía sau như Node Captial, Continue Capital, Lemniscap…
Tiềm năng phát triển
BEAM được xem là thế hệ coin ẩn danh thứ 2 (thế hệ thứ nhất có Monero, Zcash, Via…). Với tính ẩn danh và khả năng mở rộng cao hơn so với thế hệ 1.
Có nên đầu tư vào đồng Beam Coin hay không?
Hy vọng với những thông tin được cung cấp ở trên sẽ giúp cho bạn có nhiều dữ liệu và góc nhìn hơn để đưa ra quyết định đầu tư chính xác.
Phần này là những đánh giá chủ quan của cá nhân mìn. Bạn có thể tham khảo và tự đưa ra quyết định có nên đầu tư Beam coin hay không, chứ không nên xem đây như là một lời khuyên đầu tư nhé.
Đang cập nhật…
Kết luận
Qua bài viết “Beam Coin là gì? Toàn tập về đồng tiền điện tử BEAM“. Coin86 hi vọng sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích về đồng tiền điện tử này. Với lợi thế về tính năng an toàn và bảo mật cao, Beam Coin đang thể hiển tốt khả năng của nó. Dù sao việc đầu tư vẫn phụ thuộc vào ở bạn, hãy quan sát thị trường và học hỏi kinh nghiệm để trở thành nhà đầu tư thành công. Bạn có thể tham khảo thêm các kiến thức khác tại Kiến thức Crypto.
Đọc thêm
- Enjin là gì? Thông tin chi tiết từ A-Z về đồng ENJ Coin
- ChiliZ là gì? Tất tần tật thông tin về đồng CHZ Token
- Decentralized Autonomous Organization là gì? DAO là gì?