Lending là gì? Đây là hình thức dùng một đồng cơ sở chính thống như Bitcoin và Ethereum để mua một đồng Crypto mới có cơ chế Lending. Hầu hết thì họ chỉ chấp nhận Bitcoin và Ethereum vì đây là những coin lớn có tính thanh khoản cao. Vậy để biết chi tiết Lending là gì và có tác dụng gì hãy cùng Coin86 tìm hiểu sau đây.

Lending là gì?

Lending là gì?

Lending có nghĩa là cho vay, đây là hình thức người dùng sử dụng các tài sản hoặc tiền của họ để cho những người khác vay (Borrowers) với tỉ lệ lãi suất nhất định. Sau 1 khoảng thời gian, họ sẽ nhận lại được vốn gốc và lãi suất như thoả thuận ban đầu. Người đi vay ở đây có thể là những người dùng khác, hoặc các sàn giao dịch.

Ví dụ: Bạn lending 100 đồng BUSD trên Binance Lending với lãi suất 10% một năm trong 14 ngày. Thì sau 14 ngày, tổng lượng coin bạn nhận về là: 100 BUSD + lãi.

⇒ Lãi = 100 x 10% x 14/365 = 0.5283 BUSD.

⇒ Tổng thu về = 100 + 0.5283 = 100.5283 BUSD.

Lending Crypto là gì?

Ưu điểm và nhược điểm của Lending là gì?

Ưu điểm

  • Người dùng có thể lựa chọn cho vay lending lượng coin nhàn rỗi của họ để gia tăng số coin.
  • Thường các nền tảng sẽ có nhiều lựa chọn về thời gian lending để đa dạng hoá lựa chọn cho lender.

Nhược điểm

  • Rủi ro lớn nhất đối với lending là giá của đồng coin đó bị giảm trong quá trình cho vay & phần lãi suất không bù lại được khoản thâm hụt do giá coin xuống.

Ví dụ: Trên Binance Lending, mở lending đồng ETC. Interest rate là 7% một năm, trong 14 ngày.

  • Ngày 11/9/2019 (bắt đầu lending): Giá ETC là $6.6 USD.
  • Ngày 25/9/2019 (trả gốc + lãi): Giá ETC là $4.6 USD.

Nếu bạn cho vay lending 100 ETC, total nhận về sẽ là 100 + 100 x 7% x 14/365 = 100.268 ETC = $661.772 USD (tính theo thời điểm cho vay).

Nhưng nếu tính theo giá ETC theo thời điểm trả lãi thì tổng thu về sẽ là 100.268 x 4.6 = 461.2328, giảm 30.3%.

Các hình thức Lending trong Crypto

Hiện nay, Lending trong Crypto được chia làm 3 hình thức:

  • P2P Lending: Cho vay ngang hàng.
  • Over-Collateralized Lending: Cho vay quá chuẩn.
  • Under-Collateralized Lending: Cho vay dưới chuẩn.

Trong đó, Over-Collateralized Lending và Under-Collateralized Lending là 2 hình thức sử dụng cơ chế Lending Pool, trong đó:

  • Người cho vay (Lender) sẽ chuyển các đồng coin được hỗ trợ vào pool thanh khoản (Lending Pool), đổi lại, họ sẽ nhận được lãi suất.
  • Người đi vay (Borrower) sẽ đi chuyển đồng coin khác vào Pool thanh khoản (Lending Pool) để làm tài sản thế chấp, sau đó vay đồng coin mà họ muốn từ Pool thanh khoản và sẽ trả lãi suất. Lãi suất sẽ được tính tự động theo công thức có sẵn và phụ thuộc vào cung cầu của từng loại tài sản trong Lending Pool.
Các hình thức Lending trong Crypto

Over-Collateralized Lending là gì?

Over-Collateralized Lending (cho vay quá chuẩn) là hình thức cho vay với tài sản thế chấp nhiều hơn tài sản vay.

Ưu điểm của Over-Collateralized Lending là người dùng có thể tận dụng nguồn vốn của mình một cách tối đa. Có thể lấy ví dụ đơn giản là ở sàn FTX, bạn có thể gửi coin của mình ở đó, và mượn tiền của sàn để chơi Futures. Nghĩa là ngoài việc chúng ta có lợi nhuận đến từ tài sản gốc tăng giá, bạn còn nhận được tiền từ Futures (dĩ nhiên là nếu thắng). Cụ thể mình sẽ nói thêm ở dưới.

Nhưng đi kèm với lợi nhuận rất lớn sẽ là rủi ro. Nếu lệnh Futures không may đi ngược xu hướng, khoảng lỗ sẽ làm tài sản bạn bị thanh lý.

Tương tự, bạn có thể áp dụng cách thức này với những dự án Lending phổ biến hiện tại như MakerDAO, Venus,… Dĩ nhiên mỗi nền tảng sẽ hỗ trợ tài sản thế chấp, cùng với các thông số thế chấp, thanh lý khác nhau.

P2P Lending là gì?

P2P Lending (Cho vay ngang hàng) là hình thức cho vay trực tiếp giữa người vay và người cho vay mà không cần thông qua một bên thứ 3 làm trung gian.

Cụ thể, bằng cách sử dụng các Smart Contract, người đi vay và người cho vay có thể ký hợp đồng cho vay và đi vay mà không cần thông qua trung gian. Thay vào đó, các Smart Contract tự thực hiện và cho phép giao dịch.

Ưu điểm lớn nhất của P2P Lending là chi phí và lãi suất cho vay thấp hơn rất nhiều so với 2 hình thức còn lại vì loại bỏ được bên trung gian. Nhờ đó mà thông tin giao dịch và khách hàng cũng được đảm bảo tính bảo mật.

Một số dự án tiêu biểu trong mảng P2P Lending: Compound, Aave, Rabit Finance, Unit Protocol,…

Under-Collateralized Lending là gì?

Under-Collateralized Lending (Cho vay dưới chuẩn) là hình thức cho vay với tài sản thế chấp ít hơn tài sản vay. Một tên gọi khác của hình thức này là Credit, tức tín chấp, dùng uy tín của mình để vay với ít tài sản thế chấp hơn.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, vẫn chưa thấy quá rõ cách thức áp dụng Credit vào cho người dùng phổ thông, mà chỉ được áp dụng để các dự án trong Whitelist của dự án lending được vay.

Một số dự án tiêu biểu sử dụng Under-Collateralized Lending: Cream,…

Lending Coin là gì? Tổng quan về Crypto Lending

Lending Coin là hình thức người dùng sẵn sàng mang đồng coin (tài sản) của mình cho người khác vay để nhận về mức lãi suất nhất định (có thể cố định hoặc không cố định). Một số đồng lending coin phổ biến: Onecoin, Hextracoin, Bitconnect, Regalcoin, RGX,…

Hiện, người dùng có thể thực hiện Lending Coin trên:

  • Các sàn giao dịch như sàn BinanceBitfinexPoloniexGate.io,…
  • Các nền tảng Lending riêng biệt bao gồm CeFi và DeFi.
Lending trong crypto

Trong đó:

  • Lending trong CeFi: Là các nền tảng cho vay trong nền tài chính tập trung, luôn có 1 bên trung gian thứ 3 đứng ra kiểm soát giữa 2 bên cho vay và vay. Nó luôn đi kèm với Custodial hay uỷ thác. Một số nền tảng tiêu biểu: Nexo, Celsius, BlockFi, Salt,…
  • Lending trong DeFi: Là nền tảng cho vay trong nền tài chính phi tập trung. Loại bỏ yếu tố trung gian, không có uỷ thác (non-custodial). Một số nền tảng tiêu biểu: Compound, InstaDApp, Dharma, Maker, Aave, Fulcrum, Constant, Bzx, Nuo,…

Các thông số cần quan tâm trong Lending

Trong Lending Crypto, dù là DeFi hay CeFi thì bạn cũng đều phải quan tâm đến các thông số quan trọng sau đây:

Lending Interest Rate – Tỷ lệ lãi suất

Đây là tỷ lệ nhận lãi suất khi bạn thực hiện cho vay 1 đồng coin/token bất kỳ. Tất nhiên ở vị trí 1 người cho vay (lender) bạn sẽ mong muốn con số này càng cao càng tốt.

Lending Interest Rate - Tỷ lệ lãi suất

Lending Time – Thời gian cho vay

Thời gian cho vay là khoảng thời gian mà đồng coin/token của bạn bị khoá và cho người khác vay, sẽ được tính từ lúc bắt đầu cho vay đến lúc kết thúc cho vay, khi bạn đã nhận được toàn bộ cả vốn lẫn lãi của khoản vay.

Thông thường, các nền tảng sẽ cung cấp cho lender nhiều khung thời gian để lựa chọn cho vay, ví dụ như 7 ngày, 14 ngày, 28 ngày, 30 ngày hoặc 90 ngày. Trong khoảng thời gian này, bạn sẽ không thể rút lại số vốn mà mình đã cho vay cho đến thời gian đáo hạn.

Lending Assets – Tài sản cho vay

Nền tảng nào càng nhiều loại coin cho phép lending thì sẽ người dùng sẽ càng có nhiều lựa chọn để thực hiện Lending Coin.

Lending Total Value Locked – Tổng giá trị bị khóa

Được hiểu là tổng lượng tài sản bị khóa (lock) bên trong nền tảng. Con số này thể hiện mức độ quan tâm và tham gia của người dùng tới nền tảng đó. Càng nhiều tài sản được lock bên trong nền tảng thì càng tác động tới giá của đồng coin đó.

Bản chất hoạt động của Lending

Cách hoạt động của Lending trên các sàn giao dịch

Lending coin (vay coin) để làm fund cho các dịch vụ Margin Trading, đây là một hình thức giao dịch ký quỹ, trader sẽ vay thêm 1 phần coin từ sàn để làm đòn bẩy cho giao dịch của họ. Vậy lượng coin vay thêm này từ đâu ra? Có hai cách để sàn có coin cho trader vay, đó là:

  • Cách 1: Dùng coin từ quỹ dự trữ của sàn. Cách này sàn sẽ gặp phải vấn đề nếu lượng ký quý lớn, dẫn tới lượng cho vay lớn, và lúc này sàn phải có quỹ dự trữ cực lớn để đủ cho trader vay.
  • Cách 2: Vay coin từ người dùng với lãi suất nhất định (ví dụ là A%). Sau đó, dùng coin đó cho vay trong Margin Trading với Margin Fee (ví dụ là B%). Thường là A% < B%.

Cách số 2 là cách tương đối phổ biến mà các sàn đang áp dụng để sử dụng cho Margin Trading của họ. Và A% thường nhỏ hơn B%, nên với bài toán Margin Trading, sàn luôn luôn auto lãi ở lãi suất cho vay.

Đó cũng là lý do các sàn có Margin Trading thường đi kèm với Lending. Bản có thể tham khảo bảng bên dưới để so sánh được 2 tỉ lệ này.

Cách hoạt động của Lending trên các sàn giao dịch

Cách hoạt động của các nền tảng Lending

Khi Lending trên các sàn, những đồng coin tham gia lending sẽ được sàn đưa vào cơ chế cho vay Margin Trading.

Còn đối với các nền tảng Lending, lượng coin tham gia lending sẽ được dùng để cho các người đi vay (borrowers) vay lại. Mặt khác, các nền tảng sẽ đứng ra làm trung gian và hưởng lợi từ chênh lệch giữa lãi suất vay và cho vay.

Ví dụ: Nền tảng NEXO bao gồm cả dịch vụ lending (cho vay) và borrowing (đi vay) cho người dùng. Sàn lúc này sẽ đứng ra với vai trò là trung gian. Vì NEXO là bên thứ 3 trung gian nắm giữ lượng coin tham gia lending và lãi suất, nên họ thuộc nhóm CeFi (tài chính tập trung).

Cách hoạt động của các nền tảng Lending

Tác động của Lending tới giá Coin

Theo cơ chế cho vay (Lending), các đồng coin tham gia lending sẽ bị khóa trong một khoảng thời gian nhất định. Việc này sẽ tác động tích cực tới các đồng coin đó.

  • Total Valued Lock (TVL) khi lock coin khiến cung lưu thông của đồng coin đó bị giảm trong một khoảng thời gian cho vay.
  • Nhu cầu mua coin để tham gia lending tăng.

Các yếu tố này theo đúng lý thuyết sẽ tác động giúp giá coin tăng lên. Tuy nhiên, còn yếu tố khác tác động tới giá của coin đó, khiến giá hầu như không tăng. Đó là lượng coin tham gia lock là quá nhỏ so với tổng cung của nó. Khiến tác động từ nhu cầu mua vào và giảm cung hầu như không ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, Lending cũng chính là một game của sàn giao dịch có Margin:

  • Trong lending, sàn sẽ nắm giữ 1 lượng coin lớn (từ các lenders gửi vào).
  • Sàn có thể xả coin bằng cách dùng lượng coin đó để bán xuống, khiến giá giảm mạnh.
  • Sau đó lại dùng tiền để mua vào với giá thấp hơn.

⇒ Từ đó gia tăng được lượng coin họ nắm giữa.

Kết luận

Trên đây là bài viết “Lending là gì? Tất tần tật thông tin Lending trong Crypto“. Hi vọng bạn có thể hiểu được hình thức lending trong crypto và tác dụng của nó.

Để biết thêm những kiến thức hữu ích hãy truy cập Kiến thức Crypto.

Đọc thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *