Cross-chain là một thuật ngữ dành được rất nhiều sự chú ý trong thời gian qua. Vậy Cross-chain là gì và có liên quan gì tới blockchain, giải quyết được vấn đề gì. Hãy cùng Coin86 tìm hiểu trong bài viết này.

Cross-chain là gì? Tác dụng của Cross-chain đối với Crypto

Cross-chain là gì?

Cross-chain (hay chuỗi chéo) là giải pháp giúp chuyển tài sản crypto, tokens hay dữ liệu từ blockchain này sang blockchain khác. Nhằm tối ưu khả năng kết hợp giữa các blockchain.

Sở dĩ Cross-chain ra đời là bởi mỗi một mạng lưới blockchain có một cấu trúc khác nhau. Do đó những giao thức để chúng có thể chuyển tài sản qua lại với nhau còn rất hạn chế. Việc này giống như người Việt rất khó sử dụng đồng Yên của Nhật để chi trả chi phí ở Việt Nam. Và người Nhật cũng rất khó để sử dụng VND để chi trả chi phí ở Nhật vậy.

Cơ chế hoạt động của Cross-chain là gì?

Nói một cách đơn giản thì cơ chế cross-chain tương tự việc ta qua ngân hàng để đổi tiền Việt sang đồng Yên rồi gửi sang bên Nhật. Đối với blockchain ta sẽ wrap token ở mạng lưới này để trở thành token. Có thể sử dụng ở mạng lưới kia.

Ví dụ: Bạn muốn gửi BTC lên mạng lưới Ethereum. Việc bạn cần làm là wrap BTC thành wBTC (wrapped BTC). Từ đó bạn có thể sử dụng wBTC trên mạng lưới ETH.

Với cơ chế Cross-chain, DeFi hiện đã xuất hiện thêm một ứng dụng mới được xem là xu hướng tất yếu và đã thu hút lượng lớn người dùng, đó là Cross-chain Bridge – cầu nối Cross-chain.

Vướng mắc của Cross-chain hiện tại

Khái niệm thì tương đối đơn giản, nhưng thực tế để có wBTC, bạn sẽ phải deposit số BTC đó cho một bên thứ ba. Khi bên thứ ba nhận được tài sản và xác nhận giao dịch hợp lệ thì họ sẽ đào ra wBTC và gửi chúng cho bạn.

Do đó những vấn đề mà ta cần quan tâm là: “Sẽ thế nào nếu bên thứ ba bị tấn công?

Lúc này họ có thể đào một lượng vô hạn wBTC trên Ethereum, hoặc họ có thể đánh cắp hết số BTC được gửi vào.

Bước tiến tiếp theo để giải quyết vấn đề này là Multisig Wallet, thay vì chỉ phụ thuộc vào 1 bên thứ ba như trước thì sẽ có nhiều bên xác nhận giao dịch hơn. Giả sử có 5 bên tham gia, sẽ cần phải có 3/5 xác nhận giao dịch hợp lệ thì mới được thông qua.

Tuy nhiên, thiết kế ở trên mới chỉ giải quyết được vấn đề xác nhận giao dịch, chứ bản thân wallet chứa rất nhiều BTC vẫn là miếng mồi béo bở cho những kẻ tấn công.

Giải pháp Cross-chain mới

Để tìm ra một giải pháp ưu việt hơn, Andre đã sử dụng AMM của SushiSwap. Chắc hẳn bạn đã quen thuộc với việc swap tài sản trên các AMM như UniSwap và Sushi, ta đổi tài sản A đang sở hữu lấy tài sản B trong pool. Đó chính là lý do AMM phù hợp hơn bên thứ ba ở phần trên. Vì không ai có quyền kiểm soát tài sản trong pool cả.

Việc tiếp theo cần làm là khiến AMM có thể sử dụng cho Cross-chain. Cặp giao dịch trên AMM hiện tại bao gồm ba phần: token A, token B và giá (thay đổi dựa trên số lượng của token A và B trong pool). Có nghĩa là về bản chất, ta chỉ cần biết số lượng của token A và token B chứ không yêu cầu chúng phải ở chung một chain.

Ví dụ: Nhà cung cấp thanh khoản (LP) cung cấp thanh khoản ETH trên Ethereum và FTM trên Fantom.

  • Cặp giao dịch trên Ethereum có ETH và không có FTM nhưng biết được số lượng FTM đang có trên Fantom.
  • Ngược lại cặp trên Fantom có FTM và không có ETH nhưng lại biết được số lượng ETH đang có trên Ethereum.

Vậy làm thế nào để Fantom biết số lượng ETH trên Ethereum?

Nói ngắn gọn thì đây là vấn đề vấn đề của Oracle và hoàn toàn có thể được giải quyết. Giải pháp đơn giản là tìm các bên tham gia (nodes/servers,..) để xác nhận khi có một sự kiện nào xảy ra trên contract của Ethereum/Fantom/BSC/… Khi đa số đạt được sự đồng thuận thì sẽ được thông qua.

Ví dụ về Cross-chain

Kết hợp tất cả lại với nhau Andre đã tạo ra một AMM hỗ trợ cross-chain.

Ví dụ về sản phẩm:

Pool chứa 100 ETH trên Ethereum và 200,000 FTM trên Fantom. Bất kỳ ai cũng có thể thêm và rút thanh khoản.

A đưa 1 ETH vào pool và rút ra 2,000 vFTM (virtual FTM).

Mạng lưới oracle có 10 nodes và khi có 7 nodes (2/3) xác nhận là A đã thêm 1 ETH. Họ sẽ cập nhật lên Fantom và thêm 1 vETH (virtual ETH) rồi gửi 2,000 FTM cho A.

Lưu ý: Giải pháp này lại khiến phát sinh vấn đề làm thế nào để bảo mật người dùng nếu như một lượng lớn node có hành vi xấu. Andre Cronje cũng đã nhấn mạnh về việc này.

Kết luận

Trên đây là bài viết “Cross-chain là gì? Tác dụng của Cross-chain đối với Crypto“. Hi vọng đã truyền tải đầy đủ kiến thức về Cross-chain đến cho bạn đọc.

Để biết thêm những kiến thức hữu ích hãy truy cập Kiến thức Crypto.

Đọc thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *