Vùng cung cầu là gì? Khái niệm Cung – Cầu chắc không còn xa lạ gì với tất cả mọi người. Cung và cầu là bản chấtquy luật biến động trong thị trường giao dịch. Việc tận dụng hết quy luật cung cầu để tạo ra lợi nhuận không hề đơn giản. Hôm nay Coin86 sẽ giúp các bạn hiểu được vùng cung cầu là gìcách giao dich với vùng cung cầu.

Vùng cung cầu là gì?

Vùng cung cầu là những vùng giá, mà tại đó đang xảy ra tranh chấp giữa phe mua và phe bán, khiến cho giá cả có thể tăng mạnh hoặc giảm mạnh.

  • Vùng cung: hay còn gọi là Supply Zone, là khu vực mà lượng người bán đang lớn hơn lượng người mua rất nhiều, sẽ khiến cho giá giảm sâu.
  • Vùng cầu: hay còn gọi là Demand Zone, là khu vực mà lượng người mua đang áp đảo so với lượng người bán, khiến cho giá sẽ tăng mạnh.
Vùng cung cầu là gì?

Các dạng của vùng cung cầu

Các dạng vùng cầu

Lưu ý: Mình chỉ vẽ đại diện vùng base một cây nến, trong thực tế vùng này có thể có 1 hoặc nhiều cây nến. Mình sẽ nói rõ hơn ở phần sau.

Dạng 1: Giảm – Base (Giằng co) – Tăng

Đây là vùng cầu diễn ra trong một xu hướng giảm, xuất hiện vùng base giằng co (màu xanh), tiếp theo giá bật lại theo xu hướng tăng.

cung cầu trong tiền điện tử

Lý giải: Khi giá giảm đến một mức nào đó, nhà đầu tư sẽ cho rằng đây là mức “đáy”, giá không thể giảm hơn. Chính vì vậy đa phần nhà đầu tư quyết định mua vào tại vùng giá này. Cầu nhiều hơn cung làm giá tăng lên.

Dạng 2: Tăng – Giằng co (Base) – Tăng

Đây là vùng cầu diễn ra khi trong 1 xu hướng tăng xuất hiện sự giằng co tạo vùng base, sau đó tiếp tục tăng lên. Khi đó vùng base trở thành vùng cầu.

cung cầu trong tiền điện tử 2

Lý giải: Khi giá tăng đến một mức nào đó, nhà đầu tư sẽ phân vân không biết rằng giá có thể tiếp tục tăng hay không. Do đó hình thành ở giai đoạn này một vùng giằng co. Tiếp theo, đa phần nhà đầu tư cho rằng giá sẽ tiếp tục tăng. Cầu nhiều hơn cung làm giá tăng lên. Vùng giằng co trở thành vùng cầu.

Các dạng vùng cung

Dạng 1: Tăng – Giằng co (Base) – Giảm

cung cầu trong tiền điện tử 3

Lý giải: Khi giá tăng đến một mức nào đó, vùng giằng co xảy ra. Đây là lúc nhà đầu tư phân vân không biết giá có thể tăng  cao hơn mức này hay không. Tiếp theo, đa số nhà đầu tư cho rằng giá không thể tăng lên, vì vậy họ bán ra làm cung nhiều hơn cầu, dẫn đến giá giảm xuống. Vùng giằng co đã trở thành vùng cung.

Dạng 2: Giảm – Giằng co (Base) – Giảm

cung cầu trong tiền điện tử 4

Lý giải: Khi giá giảm đến một vùng nào đó, nhà đầu tư sẽ xảy ra sự phân vân, không biết giá có thể tiếp tục giảm hay không. Chính vì vậy, lúc này xuất hiện vùng giằng co. Tuy nhiên, số nhà đầu tư cho rằng giá có thể tiếp tục giảm lại nhiều hơn, do đó họ vẫn bán ra. Cung nhiều hơn cầu làm cho giá tiếp tục giảm. Vùng giằng co trở thành vùng cung.

Sự khác biệt giữa vùng hỗ trợ, kháng cự đối với vùng cung cầu là gì?

Có một sự tranh cãi gay gắt về việc có sự khác nhau nào không giữa vùng hỗ trợ và kháng cự! Dường như không có câu trả lời dứt khoát nào cho vấn đề này.

Hỗ trợ kháng cự là nơi giá thường bị cản lại do áp lực mua lên và bán xuống tại đó. Tuy nhiên với vùng cung cầu, đây là vùng thường xuất hiện tại vùng hỗ trợ kháng cự và xuất hiện giằng co giá tại đó trước khi giá tiếp tục di chuyển mạnh.

Cách xác định vùng cung cầu

Hiểu được bản chất của vùng cung cầu là gì sẽ là yếu tốt căn bản để có thể nhận diện hoặc xác định vùng cung cầu trên thị trường giao dịch.

Đối với vùng cung

Các biến động trong thị trường rất đa dạng. Tuy nhiên, để dễ dàng nhìn thấy được vùng cung. Ta có thể áp dụng 2 phương pháp căn bản nhất:

  • Khi giá giằng co và có hiện tượng biến động (sideway) theo xu hướng giảm. Tạo ra 1 vùng cơ sở (base). Vùng cơ sở này sẽ tập hợp một chuỗi các nến sideway trước đó.
  • Khi giá rớt rất mạnh và xảy ra trên một cây nến duy nhất.

Ví dụ về một vùng cung có vùng cơ sở trước khi được hình thành.

Đối với vùng cung

Ví dụ về cùng cung khi không có vùng cơ sở, mà chỉ có một cây nến giảm mạnh.

Đối với vùng cung 2

Đối với vùng cầu

Tương tự như phương pháp nhận diện vùng cung, để xác định vùng cầu sẽ có 2 phương pháp căn bản:

  • Khi giá biến động, giằng co và tạo ra một vùng các cây nến sideway với xu hướng tăng.
  • Khi giá tăng mạnh trên một cây nến duy nhất.

Ví dụ về vùng cung khi có vùng cơ sở (base) trước khi hình thành.

Đối với vùng cầu

Ví dụ vùng cầu không có vùng cơ sở trước khi hình thành.

Đối với vùng cầu 2

Cách giao dịch với vùng cung cầu

Giá tăng giảm do sự mất cân bằng giữa người mua và người bán. Chúng ta cần phải làm là xác định đâu là vùng thể hiện sự mất cân bằng lớn và chúng ta đặt lệnh chờ ở đó để mua/bán. Đây chính là phương pháp giao dịch Cung Cầu.

Đầu tiên, bạn phải hiểu rằng bản chất của vùng cung cầu là sự đàn hồi liên tục giữa sự kháng cự và hỗ trợ giá. Nghĩa là, trên thị trường thực tế, không có bất cứ vùng cầu hoặc bất cứ vùng cung nào bị mất cân bằng mãi mãi và nó sẽ tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng theo lý thuyết kinh tế tự do. Mấu chốt là ta phải xác định được sự mất cân bằng nào trong hàng loạt đợt đàn hồi này là giá trị nhất.

Chúng ta có thể hiểu sự đàn hồi này như một quả bóng rổ rơi xuống đất vậy. Chạm đất lần đầu tiên, bóng nảy lên rất cao. Chạm đất lần hai, bóng vẫn nảy nhưng đương nhiên không thể cao hơn lần đầu. Và cứ lặp lại cho đến khi bóng đã hoàn toàn nằm yên và không còn nảy nữa. Tương tự, giá trong vùng cung cầu cũng hoạt động như vậy. Cứ mỗi lần giá chạm vào hỗ trợ thì nó sẽ lấy đi một phần cầu tại thời điểm đó (như vậy “bóng” mới có thể nảy lên tiếp). Liên tục cho đến khi lực cầu suy yếu và cuối cùng là giá breakout qua hỗ trợ.

Vận dụng những kiến thức vừa phân tích, chúng ta có thể kết luận đanh thép và dứt khoát rằng: Hãy tìm những vùng cung cầu chưa bị phản ứng nhiều bởi giá. Tốt nhất là chưa bị đường giá chạm vào. Nói cách khác càng mới càng nguyên zin thì càng tốt.

Ví dụ:

Cách giao dịch với vùng cung cầu

Hiện tượng nến kéo dài

Giải thích thêm tại sao càng phải xác định một vùng cung cầu càng mới càng tốt. Khi thanh nến bị kéo dài như vậy, cụ thể là ở đáy nến. Đó là nơi tập trung các trader bị kẹt lại, họ cố gắng giữ lệnh và không chốt. Dù cho tình thần đang vô cùng hoảng sợ. Và chỉ cầu mong giá bật lên về lại điểm entry để bán đi ngay lập tức.

Đây là hiện tượng rất phổ biến mà trader nào cũng sẽ trải nghiệm qua trong những ngày vừa chập chững làm quen với giao dịch. Và sự thật là khi giá vừa nảy lên chưa được bao lâu. Các trader non kinh nghiệm sẽ bán tháo hết mức. Vô tình chung tạo thêm một nguồn cung rất dồi dào cho thị trường. Điều tất yếu sẽ xảy ra. Giá sẽ quay đầu hoặc đảo chiều giảm trở lại và bắt đầu các phiên đàn hồi.

Với phương pháp vừa phân tích, trader có thể áp dụng nó cho bất cứ khung thời gian nào. Cứ tự do theo chiến lược giao dịch của mình. Lý do là vì bản chất của nó đánh vào tâm lý nóng nảy của các trader còn non tay hơn là mang tính phân tích kỹ thuật.

Và hãy để đây cũng là bài học cho mình, tránh những trừơng hợp dao động tâm lý dẫn đến việc giao dịch bị kẹp giữa đỉnh và đáy của vùng cung cầu liên tục như vậy. Đây thậm chí là một trải nghiệm còn xương máu hơn hit stoploss rất nhiều.

Kết luận

Hiểu được và nhận biết vùng cung cầu sẽ là một lợi thế cho các trader. Trên đây là bài viết “Vùng cung cầu là gì? Cách giao dich với vùng cung cầu“. Coin86 Hi vọng đã truyền tải được đầy đủ nội dung trong bài viết. Nhìn chung bài viết này chỉ là bề nổi của phương pháp cung và cầu. Các bạn hãy theo dõi các bài viết khác tại Kiến thức Crypto để biết sâu hơn về thị trường tiền điện tử.

Đọc thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *