Thời gian gần đây, NFT trở thành mặt hàng mới nhận được sự quan tâm lớn của giới đầu tư. Nổi bật nhất chính là hệ NFT game khi các dự án ở mảng này lần lượt được shark Mark Cuban đầu tư hay doanh thu tăng trưởng vài ba lần chỉ trong một thời gian ngắn. Chắc bạn cũng thắc mắc rằng:

Doanh thu dự án NFT game đến từ đâu?

Tại sao người chơi NFT game lại có thể kiếm tiền? 

Tiền lời của họ từ đâu ra?

Hãy bắt đầu cùng Coin86 với mô hình tokenomics và cơ chế điều hành của các dự án NFT game. Fomo thôi!

NFT game

Tiện ích của token

Tất cả các NFT game thành công tính đến thời điểm hiện tại đều có sự hiện diện của token dự án: Axie – AXS; Alienworld – TLM hay Aavegotchi – GHST.

Các công dụng của token trong game:

  • Mua bán vật phẩm game
  • Staking nhận vật phẩm/ token thưởng
  • Nâng cấp trải nghiệm game (lên đồ cho thú)
  • Và nhiều tiện ích khác trong tương lai khi kết hợp sâu với DeFi

Token trong NFT game là đồng tiền điều phối nền kinh tế game.

Vậy tiền thưởng cho người chơi (player) lấy từ đâu?

Hầu hết các dự án đều có ngân quỹ – Treasury để tích trữ token dự phòng và điều phối cho nền kinh tế game của họ. Tiền ra vào ngân quỹ sẽ thường được công khai và quyết định bởi DAO – Tố chức tự trị phân quyền cho tất cả người tham gia. Thoạt nghe rất công bằng nhỉ. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dòng tiền của Treasury nhé.

Treasury

Tiền vào ngân quỹ

Đầu tiên, nguồn thu ngân quỹ đến từ chi phí giao dịch ở marketplace, thường là từ 3-5% giá trị vật phẩm được giao dịch trong nền kinh tế game. Ví dụ: bạn bán 1 con thú giá $100 cho người khác thì khi giao dịch hoàn thành, bạn chỉ nhận được $97, còn $3 auto xung vô ngân quỹ.

Tiếp đến là tiền mở bán vật phẩm lần đầu tiên trên các NFT game cũng là 1 nguồn thu lớn. Bạn từng nghe ai đó mua 9 mảnh đất ảo trong game giá 1.5 triệu đô đúng không ạ … Đúng vậy! Một phần số tiền bán vật phẩm lần đầu sẽ được xung ngân quỹ.

Ngoài ra, các NFT game đều yêu cầu người mới tham gia một mức vốn đầu tư ban đầu nhất định. Nếu không phải chi tiền mua token thì bạn cũng sẽ trả bằng thời gian của mình. Mà một khi bạn chi tiêu cho con thú/nhân vật đầu tiên để bắt đầu chơi ấy, bạn đã đóng góp một phần vào ngân quỹ chung của game. Ngoài ra, các hoạt động trong game đều ít nhiều cần đầu tư cho việc “nâng cấp” để có các chỉ số tốt hơn, vật phẩm sẽ có giá hơn. Tóm lại, NFT game đã không free-to-play mà lại còn phải pay-to-win, trước khi nghĩ đến chuyện play-to-earn.

Tiền vào ngân quỹ

Tiền ra ngân quỹ

Trước tiên, chúng ta cần biết DAO sẽ quản lý ngân quỹ, khá minh bạch công khai cho mọi người vì bất kỳ ai stake token sẽ có quyền vote cho các quyết định quản trị DAO (Governance). Cho nên một phần ngân quỹ sẽ dùng để trả thưởng staking.

Thứ hai là token thưởng cho các hoạt động trong game. Chơi game đua top sẽ có tiền. Bạn càng chơi hay, hoạt động tích cực và may mắn, bạn sẽ càng nhanh hòa vốn và có lời! Đây là một cơ chế khuyến khích người chơi tham gia tích cực và cày nhiều hơn cho game. 

Quay lại câu hỏi ban đầu:

  1. Tiền lời người chơi nhận được là từ đâu? – Từ ngân quỹ dự án chia sẻ xuống cho người chơi
  2. Tiền ngân quỹ lấy từ đâu? – Từ người chơi mới và từ mọi hoạt động trong game

Từ (1) và (2) suy ra, tiền bạn kiếm lời trong game là từ chính bạn và những người chơi khác. Sẽ không sai khi nói rằng:

Tiền người chơi sau sẽ trả cho người chơi trước.

Thoạt nghe rất giống các mô hình MLM phải không ạ? Đúng vậy, mô hình MLM, hay đa cấp, cũng là 1 mô hình dùng tiền người sau trả cho người trước. Vậy NFT game khác với MLM điều gì? Làm sao để NFT game thoát khỏi bóng ma MLM?

NFT game là đa cấp?

Khái niệm phân quyền cho thế giới game không chỉ là ước mơ từ rất lâu cho 2.8 tỷ người chơi toàn cầu (Statista) mà còn là một cuộc cách mạng với các studio sản xuất game và giới phát hành game. Phân quyền để mọi thành phần tham gia vào ngành công nghiệp này có thể nhận được phần lợi nhuận xứng đáng hơn cho nguồn lực họ bỏ ra.

Điểm khác biệt lớn nhất của ngành công nghiệp game với hệ MLM chính là mô hình kinh doanh. Với ngành game đó là một mô hình mở, dòng tiền có sự tương tác cao với các ngành khác. Trong khi hệ MLM dùng 1 mô hình đóng với dòng tiền đến từ chính những người tham gia. Lấy nguồn thu tài chính của 1 nhà phát hành game cho dễ hình dung:

  • Tiền bán game (Có tựa game phải mua game mới được chơi như FIFA)
  • Tiền bán vật phẩm trong game: skin, map, tướng mới v.v
  • Tiền lợi từ việc tổ chức giải đấu: quảng cáo, truyền hình, tài trợ v.v
  • Tiền bán đồ nhượng quyền thương hiệu (Điển hình là game Pokemon)
  • Tiền quảng cáo đối với các mobile game
  • Và còn nhiều cách kiếm tiền khác
Nguồn thu của Game truyền thống so với NFT Game

Nhìn chung, các tựa game truyền thống đang có một hệ sinh thái và mô hình khá thành công trên toàn cầu. Sự khác nhau giữa game truyền thống và NFT game chính là việc dòng tiền chảy vào game truyền thông đa dạng và bền vững hơn. Trong khi đó, NFT game đang phụ thuộc rất nhiều vào dòng tiền đến từ chính những người chơi của game. Điều này đang vô hình chung đưa NFT game vào vết xe đổ của mô hình MLM.

Lối đi nào cho NFT game

Dù hiện tại, các NFT game vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt nhờ hiệu ứng mạng từ NFT. Tuy nhiên nếu tiếp tục ngủ quên trên chiến thắng mà không liên tục làm mới mình, hiệu ứng domino sẽ sụp đổ rất nhanh, như cái cách mà thành công đã đến vậy. Vậy NFT game cần phải làm gì? Câu trả lời rất đơn giản:

NFT game cần sao chép mô hình thành công từ game truyền thống.

Khi làm được điều này, NFT game sẽ tận dụng được thế mạnh của mình là tokenomics và tính phân quyền, rồi áp dụng nó lên mô hình kinh doanh đã được kiểm chứng thành công của hệ game truyền thống. Có hai việc lớn cần làm: (1) đa dạng nguồn thu cho game của mình và (2) gia tăng số lượng người chơi lên mức cao nhất. 

Giải phápĐa dạng nguồn thuTăng số người chơi
Giảm chi phí ban đầu để chơi game cho người mới                  x
Kết hợp mô hình khác như quảng cáo, DeFi lending                   x
Nhượng quyền                   x
Truyền thông (streaming, thi đấu chuyên nghiệp …)                   x                  x
Phát hành game/dự án mới trong cùng hệ sinh thái                   x                  x

Hơn hết, dự án NFT game sẽ cần chia sẻ mô hình trên với chính những người chơi của họ, tạo ra lợi ích hai chiều. Về lâu dài, người chơi sẽ dần dần chuyển thành đối tác. Chỉ có thế mới giúp các NFT game có cơ hội trở thành những Pokemon, CS:GO, LOL hay LMHT phiên bản blockchain được.

Thế nhưng đấy chỉ mới là từ một chiều, khi các NFT game vẫn đang cố gắng đạt được sự chấp nhận rộng rãi từ công chúng. Còn về phía game truyền thống thì sao? Liệu họ sẽ áp dụng mô hình play-to-earn đang có những thành công bước đầu của hệ NFT game hay không? Hãy cùng Coin86 đi tìm câu trả lời trong các bài viết sau về NFT bạn nhé!

Xem thêm các tin tức mới nhất tại Tin tức CoinKiến thức đầu tư.

Đọc thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *