IPFS là gì? IPFS hay còn gọi là Interplanetary File System, một hệ thống tập tin phân tán ngang hàng kết nối tất cả các thiết bị máy tính với nhau. Trong bài viết này Coin86 sẽ cùng bạn tìm hiểu IPFS và ứng dụng cộng nghệ IPFS trong blockchain.

ipfs-trong-blockchain-2

IPFS là gì?

IPFS là viết tắt của từ Interplanetary File System, một hệ thống tập tin phân tán ngang hàng kết nối tất cả các thiết bị máy tính với nhau. Cụ thể hơn, nó sẽ phân phối dữ liệu được lưu trữ theo hình thức P2P, hay còn gọi là mạng ngang hàng (mạng đồng đẳng).

Trong đó, các hoạt động của IPFS chủ yếu dựa vào khả năng tính toán băng thông của tất cả các máy tham gia chứ không tập trung vào một phần nhỏ các máy chủ trung tâm như giao thức HTTP.

IPFS là gì?

Nói cách khác, IPFS là mạng lưới chuyển phát nội dung hoàn toàn phi tập trung cho phép quản lý và lưu trữ dữ liệu một cách linh hoạt. Mỗi máy tính tham gia trong mạng lưới đảm nhận nhiệm vụ download và upload dữ liệu mà không cần sự can thiệp của máy chủ trung tâm.

Cách hoạt động của IPFS là gì?

Đầu tiên mọi dữ liệu sẽ được mã hoá và được lưu dưới dạng mã hash (còn gọi là đối tượng IPFS). Ý tưởng chủ đạo là nếu trình duyệt của bạn muốn truy cập một trang nào đó trên IPFS. Thì chỉ cần đưa ra mã hash rồi mạng sẽ tìm máy có lưu trữ dữ liệu khớp với mã hash. Và sau đó tải dữ liệu, trang đó về từ máy tính đấy về cho bạn.

Hoạt động của IPFS

Cách thức hoạt động của IPFS sẽ tương tự như BitTorrent. Đồng nghĩa với mỗi máy tính tham gia trong mạng lưới của nó sẽ đảm nhận cả việc download lẫn upload dữ liệu. Mà không cần có sự có mặt của một máy chủ trung tâm. Tổng quan, cách hoạt động của IPFS sẽ có 2 phần chính:

  • Xác định tệp có địa chỉ nội dung (giá trị hash của tệp đó).
  • Tìm dữ liệu được lưu trữ và tải xuống: khi bạn có đoạn hash của file hay trang cần tải, mạng sẽ tìm và connect tới máy tốt nhất để tải dữ liệu xuống cho bạn.

Đặc điểm nổi bật của IPFS là gì?

Nếu được triển khai đúng, IPFS mang lại tiềm năng lớn nhờ cải thiện được tốc độ truyền tải dữ liệu, tránh sự phụ thuộc vào các máy chủ và tiết kiệm chi phí.

Tránh sự phụ thuộc vào máy chủ

Trong các mô hình Client-server như HTTP. Khi các máy chủ đang gặp phải sự cố thì chúng sẽ  không thể hồi đáp thông tin cho người dùng. Đây cũng là vấn đề lớn nhất mà giao thức HTTP gặp phải khi nó phụ thuộc vào một máy chủ tập trung. Điều mà nó không thể cải thiện cũng như khắc phục.

Với IPFS, nó hoàn toàn bỏ qua khái niệm máy chủ, mà chỉ quan tâm tới nội dung tìm kiếm. Điều này không chỉ giúp chúng ta rút ngắn con đường tới thông tin, mà lại không lo gặp phải các máy chủ kém chất lượng, kém tin cậy.

Mô hình phi tập trung

Với một mô hình tập trung, số lượng lớn dữ liệu được tập trung trong tay một số tên tuổi lớn trong lĩnh vực như Facebook, Amazon, Google,… Điều này vô tình khiến chúng trở thành tâm điểm cho các hacker tấn công. Trong lịch sử, không ít lần chúng ta chứng kiến những vụ rò rỉ thông tin liên quan đến những tên tuổi lớn.

Tham khảo

DeFi là gì? Tiềm năng trong tương lai của DeFi

Với mô hình website phân tán (decentralized) của IPFS. Các vấn đề này hoàn toàn được khắc phục và không còn chế độ quản lý phân cấp. Các dữ liệu được lưu trữ phân tán và không có một máy chủ tập trung để tấn công. Càng nhiều người tham gia vào IPFS thì mạng sẽ càng bảo mật và khó có thể thao túng hơn.

Giảm bớt chi phí

Ưu điểm tiếp theo của IPFS là giảm bớt chi phí đối với cả người cung cấp nội dung. Và người dùng thông thường. IFPS sẽ cho phép đoạn video trên được tải hoàn toàn về mạng nội bộ IFPS dù bạn là ai và đang ở đâu.

Do đó loại bỏ sự cần thiết của hàng loạt trạm kết nối và máy chủ Internet. Giúp chi phí tổng thể giảm một cách rõ rệt.

Ứng dụng của IPFS trong Blockchain

Công nghệ cốt lõi của IPFS dựa trên bảng băm phân tán (Distributed Table Hash) trên một mạng lưới phi tập trung ngang hàng (P2P Network), Blockchain dùng công nghệ sổ cái phân tán. Vì có cùng chung cấu trúc nên hai nền công nghệ này có khả năng kết hợp cùng nhau.

Với các ưu điểm là tính bảo mật cao, khả năng truyền tải dữ liệu tốt hơn. Nhờ mô hình hoạt động phi tập trung khiến IPFS hứa hẹn sẽ trở thành một thành phần không thể thiếu trong cấu trúc hạ tầng Web 3.0. Cho phép lưu trữ dữ liệu phi tập trung phòng ngừa với việc thao túng và giả mạo.

IPFS cũng sẽ trở thành nền tảng lưu trữ ưa thích của rất nhiều Dapp. Vì khả năng chống kiểm duyệt của nó.

Kết luận

Trên đây là bài viết “IPFS là gì? Ứng dụng công nghệ của IPFS trong Blockchain“. Hi vọng Coin86 đã cung cấp đầy đủ thông tin về IPFS đến bạn đọc.

Truy cập Kiến thức Crypto để biết thêm những thông tin hữu ích.

Đọc thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *