Hop Protocol là gì? Đây là cầu nối token giữa những giải pháp mở rộng rollup-to-rollup khác nhau. Ngoài ra, Hop Protocol cũng là sàn giao dịch AMM cho các token đặc thù. Chi tiết hãy cùng Coin86 tìm hiểu sau đây.
Hop Protocol là gì?
Hop Protocol là cầu nối token giữa những giải pháp mở rộng rollup-to-rollup khác nhau. Ngoài ra, Hop Protocol cũng là sàn giao dịch AMM cho các token đặc thù như h-token và canonical token. Các tính năng Hop Protocol đang cung cấp bao gồm:
- Send: Gửi tokens ERC-20 từ các chain EVM hay từ Rollup đến Rollup.
- Add Liquidity: Cho phép cung cấp thanh khoản cho token trên blockchain mà bạn muốn để nhận về lợi nhuận APR.
- Convert: Hop Protocol cho phép bạn chuyển đổi token A sang dạng h-token A trên cùng một chain (thông qua AMM) và chuyển đổi token A trên 1 blockchain cho một h-token A ở blockchain khác (thông qua Hop Bridge).
- Stake: Cho phép bạn stake token trên một blockchain để nhận về lợi nhuận.
Các thành phần đóng góp cho sự phát triển của Hop Protocol bao gồm:
- Bonder: Là thành phần quan trọng trong việc thúc đẩy tốc độ mượt mà của Hop Protocol giữa các Layer 2/chains khác nhau. Vì họ là người cung cấp thanh khoản trả trước trên giải pháp rollup điểm đến để giúp tiến hành giao dịch tức thì, sau đó, họ sẽ được tạo động lực bằng phí chuyển đổi.
- Liquidity Provider: AMM cần những người cung cấp thanh khoản để đóng góp thanh khoản vào pools giao dịch một cách thụ động. Họ sẽ được trả thưởng bằng h-token.
Một số thuật ngữ bạn cần nắm để hiểu hơn về Hop Protocol:
- h-tokens (Hop bridge token) (VD: hETH, hMATIC, hUSDT, v.v): Đây là token cầu nối xuyên mạng lưới (cross-network) được vận chuyển từ các giải pháp mở rộng Rollup đến với nhau, sẽ được claim trên mạng lưới chính Layer 1 như Ethereum. h-Tokens phục vụ cho các việc swap token một cách trustless.
- Canonical token: Là token trên Layer 1 đã được vận chuyển (bridged) lên lớp layer 2. Người dùng có thể gửi qua lại giữa token Layer-1 và token đại diện Layer-2 đó bằng cách sử dụng cầu nối token chính thức của Layer-2.
Trang chủ: https://hop.exchange
Đặc điểm nổi bật của Hop Protocol là gì?
Vận chuyển tài sản giữa các giải pháp mở rộng trong vòng vài phút
Thông thường, đối với các cầu nối để vận chuyển tokens từ layer 1 lên layer 2 hoặc từ các layer 2 với nhau thường sẽ rất mất thời gian. Với Optimistic, sẽ có thể lên đến 1 tuần cho một giao dịch rút. Điều này sẽ làm chậm dòng chảy thanh khoản và ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
Hiện tại trên thị trường, các giải pháp mở rộng có Rollups là những giải pháp được đánh giá cao. Tuy nhiên thời gian nạp rút trên các giải pháp Rollups cũng có sự chênh lệch lớn. Chẳng hạn như về thời gian rút tài sản trên Optimism so với ZK Rollups.
Việc họ chọn lựa các giải pháp mở rộng là bởi vì muốn đỡ tốn thời gian và chi phí. Thế nhưng, các cầu nối ngoài Hop Protocol chỉ xử lý được vấn đề phí còn thời gian thì vẫn rất lâu. Vì vậy, Hop Protocol ra đời để giải quyết vấn đề nan giải này.
Mặc dù Hop Protocol vẫn đang ưu tiên các giải pháp mở rộng tương thích với máy chủ ảo Ethereum (EVM) là Optimistic Rollups/Arbitrum trước nhưng đã có thể đạt thông số thời gian giao dịch nạp rút rất thấp chỉ vào khoảng 1 phút 30 giây.
Để làm được điều này thì Hop Protocol đã áp dụng 2 cơ chế:
- Hop Bridge: Tạo một cầu nối token cross-network mà có thể vận chuyển tài sản nhanh và chi phí thấp từ các giải pháp Rollup đến Rollup hoặc có thể claim tài sản cơ sở trên Layer 1.
- Hop Exchange: Sử dụng giao thức AMM để swap giữa những token cầu nối đó và canonical token của nó trên các Rollup để gia tăng thanh khoản và thúc đẩy sự tái cân bằng thanh khoản giữa các mạng lưới.
Lợi ích khi nắm giữ Hop Protocol native token
Định hướng phát triển sắp tới: Hop Protocol có đề cập trong bài viết chính thức rằng họ sẽ trở thành bridge do cộng đồng quản lý. Việc quản trị bởi cộng đồng sẽ cần sự xuất hiện của token cho việc biểu quyết.
Thông tin về việc airdrop cho người dùng sớm của Hop Protocol đã được xác nhận vào ngày 6/5/2022. Tuy nhiên, các dự án bây giờ luôn nâng cao tiêu chuẩn từ phía người dùng để họ có thể nhận được airdrop nhằm tránh Sybil attack (Loại tấn công quy mô lớn bằng cách tạo nhiều tài khoản giả rồi hủy hoại danh tiếng của dự án).
Như trường hợp của Hop Protocol thì bạn phải cần thực hiện 2 giao dịch bridge và volume vận chuyển phải hơn 1 nghìn USD. Điều này vô tình làm phật lòng những người dùng sớm vì họ ủng hộ dự án từ sớm nhưng nguồn fund không đủ lớn. Đây được xem là một trong những mặt trái của airdrop, tuy nhiên, cách dự án phân phát token như vậy sẽ lọc được đâu là những người dùng “thật” và tránh những cuộc tấn công không đáng có nhằm bảo vệ lọi ích giữa dự án và người dùng.
Ngoài ra, thông tin về tính năng sử dụng của Hop Protocol chưa được chính thức công bố, tuy nhiên, dự án đã tạo ra Hop DAO để quản trị cũng như điều hành một số công việc và chương trình incentives/phân phát token của Hop. Mô hình airdrop token của dự án hướng đến việc trao token cho cộng đồng với nhiều người nhất có thể., vì vậy, HOP token sẽ đóng phần nào vai trò trong việc hỗ trợ Hop DAO.
Đội ngũ phát triển
Đội ngũ Hop Protocol vẫn chưa được công bố nhiều, duy chỉ có thông tin của Co Founder dự án là Chris Whinfrey.
Hop Exchange còn những thành viên nòng cốt khác như:
- Miguel Mota – Co-Founder.
- Shane Fontainte – Co-Founder.
- Lito Coen – Growth.
- Isaas Kang – Fullstack Developer.
Nhà đầu tư
Hiện chưa có thông tin về các nhà đâu tư vào Hop Protocol.
Đối tác
Hop Protocol tuyên bố hình thành nên nhiều mối quan hệ với các chains sử dụng Polygon SDK như sidechains, Plasma Chains & Rollups. Hop Protocol cũng mang trong mình khát vọng khi muốn trở thành mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái Polygon.
Hop Protocol còn chuẩn bị các bộ SDK (Software Development Kit) để các dự án có nhu cầu có thể tích hợp Hop Protocol vào dự án của họ một cách dễ dàng.
Hop Protocol x Lyra
Tính tới tháng 5/2022, dự án trở thành đối tác với nhiều dự án chẳng hạn như Lyra nhằm cung cấp vận chuyển fund từ Ethereum Mainnet lên Optimism.
Metamask x Hop Protocol
Ví Metamask cũng hỗ trợ kết nối các ví với Hop Protocol để cho người dùng phương án vận chuyển tài sản giữa các Layer-2 khác nhau của Ethereum trở nên mượt mà và thông suốt hơn.
Các chains dự án hỗ trợ
Tính tới tháng 5/2022, Hop Protocol đã có mặt trên 4 chains khác nhau bao gồm Arbitrum, Optimism, Polygon, Gnosis Chain và sắp tới sẽ là zkSync 2.0 (với sự trợ giúp của zkEVM nhằm giúp zkSync tương thích với EVM).
Lộ trình phát triển
Trong thời gian tới, đội ngũ Hop Protocol sẽ tập trung nghiên cứu về các mảng như:
- Bật lệnh contract calls cross-chain.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng khí gas của hệ thống.
- Thêm hỗ trợ cho các bản Rollups tương không thích EVM như ZKRollups (hiện tại ZKRollups vẫn chưa tương thích với EVM).
- Thông tin thêm, sau những thông tin về việc các bridge đang bị khai thác. Và mất hàng triệu USD từ sự kiện Wormhole Exploited, Ronin Bridge bị hack. Khiến các dự án về Bridge như Hop Protocol bị mất dần lòng tin nơi người dùng. Tuy nhiên, Hop Protocol hoàn toàn nhận thức được vấn đề ngay từ đầu. Và tính bảo mật sẽ là những ưu tiên họ nhắm tới song song với những ưu điểm về tốc độ của giao thức này.
Bài toán Hop ban đầu giải có phần thay đổi. Ban đầu, Hop hỗ trợ bridge tài sản từ Layer 1 – Layer 2 và ngược lại. Tuy nhiên, team nhận thấy vấn đề của việc chi phí và thời gian nạp rút là trở ngại lớn với phần đa người dùng. Hop quyết định mở rông thêm và tập trung cho phép người dùng bridge trực tiếp lên các Layer 2 (không thông qua Etherum mainnet) nhằm giảm phí và tối ưu thời gian.
Cập nhật
Hop Protocol chính thức ra mắt trên mainnet vào tháng 6 năm 2021.
Hop Protocol contracts đã được tới 2 bên audit là Solidified và Clear Union. Trong thời gian tới Hop Protocol cũng sẽ audit thêm nhờ Trails of Bait. (giải pháp bảo mật hàng đầu cho những doanh nghiệp lớn như Google, Microsoft). Để tăng cường sự bảo vệ cho Hop Protocol.
Hop Protocol hiện đang hỗ trợ tài sản là USDC, USDT, MATIC, ETH, DAI là chủ yếu. Các chains được hỗ trợ là Arbitrum, Optimism, xDAI, Polygon và Ethereum Mainnet. Đây đều các chains hoặc Layer 2 scaling solution tương thích tốt với EVM. Trong tương lai, Hop Protocol sẽ mở rộng để hỗ trợ các giải pháp ZKrollups.
Cập nhật tháng 1/2022: Hop Protocol đã vượt qua 1 tỷ USD về khối lượng vận chuyển chỉ 6 tháng sau khi ra mắt. Và hơn 130 triệu USD trong Tổng giá trị đã khóa (TVL) ở mức cao nhất.
Cập nhật tháng 5/2022: Hop Protocol đã ghi nhận 2 tỷ USD volume vận chuyển sau gần 1 năm ra mắt. Đây là những thành công bước đầu cho Hop Protocol.
Thông tin chi tiết về HOP Token
HOP là token chính thức của Hop Protocol, tổng nguồn cung ban đầu là 1 tỷ HOP token.
HOP Token Allocation
- Treasury: 60.5%
- Team: 22.45%
- Airdrop: 8%
- Investors: 6.25%
- Future Team: 2.8%
HOP Token Sale
Thông qua hình thức airdrop cũng là một cách mà dự án đang bán token cho những người dùng cống hiến thật cho dự án một cách miễn phí. Còn người dùng đổi lại thời gian cũng như feedback cho team. Ngoài ra, giá HOP dành phần allocation cho các nhà đầu tư vẫn chưa được tiết lộ.
HOP Token Release Schedule
- Treasury: Sẽ được khóa trong treasury.
- Team: 1 năm cliff, 3 năm vesting.
- Airdrop: Thời hạn để claim là 6 tháng, 2% trên tổng dành cho bonders sẽ bị khóa trong 1 năm.
- Investors: 1 năm cliff, 3 năm vesting.
- Future Team: Được khóa để dành cho team tương lai.
Thông tin thêm dự án Hop Protocol
Kết luận
Trên đây là bài viết “Hop Protocol là gì? Thông tin về tiền điện tử Hop Protocol“. Hi vọng Coin86 đã giúp bạn có đầy đủ thông tin kiến thức từ bài đọc.
Truy cập Kiến thức Crypto để biết thêm các bài viết hữu ích khác.
Đọc thêm
- Sidechain là gì? Đặc điểm nổi bật của Sidechain (2022)
- ERC721 là gì? Đặc điểm nổi bật của Token ERC-721 trong Blockchain
- Proof of Authority là gì? Đặc điểm nổi bật của thuật toán PoA