Có thể bạn đã nghe qua thuật ngữ quỹ ETF trong thời gian gần đây. Đây là loại công cụ tài chính khá quen thuộc với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Và để biết chi tiết quỹ ETF là gì và ưu điểm nhược điểm của nó ra sao. Hãy cùng Coin86 tìm hiểu sau đây.

Quỹ ETF là gì?

Quỹ ETF là gì?

Quỹ ETF (Exchange Traded Fund) là một hình thức quỹ đầu tư thụ động mô phỏng theo một chỉ số cụ thể, chẳng hạn như cổ phiếu của một quốc gia như S&P 500 (500 công ty hàng đầu) của Mỹ, hay VN30 (30 công ty hàng đầu) của Việt Nam, hay một nhóm ngành cụ thể như bất động sản, hàng hóa, dầu mỏ, ngoại tệ, vàng, hay rổ tài sản nào đó…

Với hình thức quỹ ETF, nhà đầu tư không cần phải lựa chọn một loại cổ phiếu nhất định mà chỉ cần mua chứng chỉ quỹ của quỹ ETF. Cách đầu tư này thuộc loại đầu tư thụ động và thường hấp dẫn các nhà đầu tư vì chi phí thấp (lợi nhuận ròng cao hơn), nhưng lại được giao dịch mua bán như một mã chứng khoán trên thị trường.

Các dạng của quỹ ETF là gì?

  • ETF mô phỏng chỉ số cổ phiếu. (gọi là ETF Equity, mô phỏng chỉ số cổ phiếu theo mức vốn hóa, theo ngành, theo khu vực địa lý…).
  • ETF mô phỏng chỉ số các công cụ nợ. (gọi là ETF Fixed Income, mô phỏng chỉ số trái phiếu chính phủ)
  • ETF mô phỏng chỉ số hàng hóa. (gọi là ETF Commodity, mô phỏng chỉ số vàng, nông sản),
  • ETF chỉ số tiền tệ. (gọi là ETF Currency, mô phỏng chỉ số đồng tiền của các nước đã phát triển)

Lịch sử hình thành quỹ ETF

Quỹ ETF là phát minh của người Hà Lan vào năm 1774, thời kỳ manh nha khái niệm công ty cổ phần với sự trỗi dậy của Đông Ấn Hà Lan.

Tuy nhiên cho đến năm 1989, ý tưởng về quỹ ETF mô phỏng S&P500 mới được thai nghén.

Năm 1990, quỹ ETF mô phỏng 35 công ty hàng đầu Canada (TSE-35) ra đời và đây là quỹ ETF đầu tiên trên thế giới.

Năm 1993, quỹ ETF mô phỏng theo chỉ số S&P500 và quỹ SPDR ra đời ở Mỹ.

Năm 1999 quỹ ETF lần lượt xuất hiện ở Châu Á và Châu Âu vào năm 2001.

Năm 2002, quỹ ETF mô phỏng trái phiếu đầu tiên ra đời và tổng số lượng quỹ ETF có trên toàn thế giới là 246 quỹ.

Năm 2007, đó là năm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của quỹ ETF, riêng ở Mỹ đã có 269 quỹ ETF mô phỏng các chỉ số khác nhau đã được giới thiệu ra công chúng.

Năm 2009, có 1000 quỹ ETF hoạt động trên toàn nước Mỹ.

Năm 2010, tổng tài sản dưới quyền quản lý của các quỹ ETF đạt mức 1.000 tỷ USD.

Năm 2012, có 81 quỹ ETF bị thanh lý và đóng cửa.

Năm 2014, có hơn 1500 quỹ ETF được thành lập, tổng số tài sản dưới quyền quản lý lên 2.000 tỷ đồng.

Năm 2016, số lượng quỹ ETF đóng cửa đạt con số kỷ lục mới (128 quỹ ETF đóng cửa).

Năm 2018, Hiện số tài sản của quỹ ETF đã hơn 5.000 tỷ USD

Quỹ ETF ở Việt Nam

Những năm gần đây, quỹ ETF đã dần trở nên khá quen thuộc với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các quỹ ETF giải ngân vào Việt Nam có quy mô khá lớn, lên tới vài trăm triệu USD. Do đó, hoạt động cơ cấu của các quỹ ETF có ảnh hưởng không nhỏ tới diễn biến thị trường.

Hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam có khá nhiều quỹ ETF đang hoạt động như:

  • VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF)
  • FTSE Vietnam ETF, VFMVN30 ETF
  • iShares MSCI Frontier 100 ETF
  • KIM Kindex Vietnam VN30 ETF
  • SSIAM VNX50 ETF
  • Invesco Frontier Markets ETF (FRN ETF)
  • S&P Select Frontier ETF.

Ưu điểm và nhược điểm của quỹ ETF là gì?

Ưu điểm

  • Chi phí thấp hơn: So với quỹ tương hỗ thì quỹ ETF có chi phí thấp hơn, do nó vận hành 1 cách thụ động. Quỹ ETF hưởng phí dựa trên tài sản, có nghĩa bất cứ sự tăng giá hay giảm giá cổ phiếu trong doanh mục quỹ ETF sẽ được hưởng tỷ lệ % nhất định theo tuyên bố
  • Linh hoạt khi mua bán cổ phiếu: Chúng ta có thể mua bán chứng chỉ quỹ ETF thông qua tổ chức phát hành hoặc mua bán ngay trên thị trường như cổ phiếu
  • Hiệu quả về thuế: Các quỹ ETF ít giao dịch, và trong kỳ đánh giá chỉ thêm/bớt những cổ phiếu không đảm bảo về tiêu chí của mình (thường chiếm tỷ trọng nhỏ), nên tiết kiệm về chi phí giao dịch
  • Đa dạng hóa cổ phiếu và thị trường: Quỹ ETF là đầu tư trên diện rộng. Về cả số lượng cổ phiếu và cả về mặt địa lý. Bạn có thể mua quỹ ETF toàn cầu như là sự đảm bảo về sự tăng giảm tài sản toàn cầu
  • Tính minh bạch: Vì quỹ ETF sẽ mua cổ phiếu theo những tiêu chí cụ thể đã được công bố. Và có danh mục phụ thuộc vào chỉ số mô phỏng. Như quỹ VFMVN30 sẽ nắm 30 mã cùng tỷ lệ với chỉ số VN30

Nhược điểm

  • Tính đa dạng chưa đủ: Bản chất của quỹ ETF là đa dạng hóa, nhưng có những quỹ ETF chỉ theo dõi những nhóm cổ phiếu nhất định như dầu khí… nên độ đa dạng hóa thấp và dễ rủi ro thua lỗ
  • Thanh khoản: Chúng ta giao dịch chứng chỉ quỹ ETF như giao dịch cổ phiếu, do đó sẽ có những quỹ ETF có mức thanh khoản thấp dẫn đến rủi ro gia tăng
  • Một số quỹ ETF hoạt động không hiệu quả: Quỹ ETF mô phỏng một chỉ số nào đó, có thể nhóm ngành, nên khi ngành suy yếu giá chứng chỉ quỹ sẽ sụt giá mạnh
  • Mức biến động giá hàng ngày có thể không cần thiết: Khác với cổ phiếu riêng lẻ, quỹ ETF mô phỏng là 1 rổ chỉ số nên việc biến động giá hàng ngày không thực sự cần thiết, vì biến động rất ít, mua bán thì tốn phí môi giới
  • Chi phí cao hơn so với mua cổ phiếu riêng lẻ: Khi mua cổ phiếu thì chúng ta chịu chi phí môi giới như cổ phiếu, nhưng mua chứng chỉ quỹ ETF ta chịu thêm phí quản lý
  • Chứng chỉ quỹ ETF không vượt trội chỉ số: Bởi quỹ ETF mô phỏng một chỉ số nhất định. Tuy nhiên chỉ số thì không có các loại phí, nhưng khi bạn mua chứng chỉ quỹ sẽ có phí nên quỹ ETF sẽ không vượt trội chỉ số
  • Rủi ro hệ thống chung: Khi chỉ số mà quỹ ETF mô phỏng giảm thì chắc chắn giá chứng chỉ quỹ sẽ giảm theo
  • Không có những đặc quyền như cổ phiếu

Cách mua chứng chỉ quỹ ETF

Mua bán trực tiếp trên sàn

Các chứng chỉ quỹ ETF đều được niêm yết trên sàn chứng khoán. Bạn có thể giao dịch chứng chỉ quỹ như một mã chứng khoán thông thường.

Ví dụ:

Quỹ ETF nội VFM ETF đã niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2014 với mã giao dịch là E1VFVN30.

Cách mua chứng chỉ quỹ ETF

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng tài khoản chứng của mình để giao dịch như một cổ phiếu thông thường.

Một số quỹ ETF ngoại như VanEck Vector VietNam ETF đang được niêm yết trên sàn chứng khoán New York (NYSE) – mã VNM. Bạn có thể sở hữu chúng bằng cách mua qua tài khoản các Broker

Mua bán với số lượng lớn

Trong trường hợp này bạn phải là những người được quỹ ETF được ủy quyền (Athorized Participants – APs). Tham gia vào quá trình khởi tạo hoặc hoán đổi chứng chỉ quỹ.

Đây chính là cách mà các quỹ ETF có thể giữ giá chứng chỉ quỹ của mình neo theo một chỉ số nhất định.

Kết luận

Qua bài viết này Coin86 hi vọng bạn có thể hiểu được quỹ ETF là gì và sự cần thiết cùng như quan trọng của ETF đối với thị trường chứng khoán nói chung và thị trường tiền điện tử nói riêng.

Truy cập Kiến thức Crypto để biết thêm những kiến thức cần thiết.

Đọc thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *