Để giải quyết các vấn đề trên Ethereum đặc biệt là mức phí cao ngất ngưởng thì công nghệ Layer 2 ra đời để thay thế và khắc phục những yếu điểm của Layer 1. Vậy Layer 2 là gì? và những giải pháp của nó ra sao? Hãy cùng Coin86 tìm hiểu sau đây.
Layer 2 là gì?
Layer 2 (hay còn gọi là L2) là công nghệ hoặc hệ thống chạy trên Layer 1, chúng được kế thừa tính bảo mật từ Layer 1, có khả năng xử lý nhiều giao dịch hơn, giảm chi phí và có tốc độ xác nhận giao dịch nhanh hơn Layer 1.
Tuy cùng có chung mục đích giải quyết những hạn chế trên mạng lưới Ethereum nhưng bản thân layer 2 lại là một lĩnh vực rất rộng và cạnh tranh. Các giải pháp được cho là tốt nhất hiện tại bao gồm: state channels, side chains, plasma, optimistic rollups, zk-rollups và validium.
Mỗi một trong số chúng có thiết kế, hướng tiếp cận vấn đề, ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên lại đều có một khuôn mẫu chung. Các giao dịch được gửi đến L2 thay vì được gửi trực tiếp đến L1, L2 sẽ xử lý số giao dịch đó và gửi kết quả đến L1 và nhận được sự bảo mật ở L1.
Nhìn chung, các giải pháp layer 2 có tác động tích cực với việc phát triển mạng lưới Ethereum. Ở phần dưới mình sẽ nêu ra các vấn đề mà Ethereum đang đối mặt và cách mà giải pháp Layer 2 có thể thay đổi cuộc chơi.
Vấn đề giải quyết của Layer 2 là gì?
Khả năng mở rộng
Ứng dụng cần xử lý hàng nghìn, chục nghìn giao dịch/giây.
Giải pháp layer 2: Tùy vào mỗi giải pháp layer 2 mà sẽ cung cấp thông lượng lớn hơn từ 50 đến 1000 lần L1.
- Các giải pháp mở rộng tốt nhất bao gồm: State channels, plasma, validium, side chains.
- Thấp hơn một chút ta có zk-rollups và optimistic rollups.
Optimistic rollups đã được áp dụng bởi Optimism. Và được sử dụng cho các tên tuổi hàng đầu hiện nay, như Uniswap và Synthetix.
Tốc độ và độ trễ
Có rất nhiều hệ thống không cần xử lý lượng lớn giao dịch như Visa hay Mastercard. Nhưng thời gian đợi lâu cũng gây ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng.
Giải pháp layer 2: Nhiều giải pháp L2 cung cấp thời gian xác nhận gần như tức thời và đảm bảo rằng giao dịch của bạn sẽ được thêm vào block L2 tiếp theo.
Ví dụ: Sidechains có thể cung cấp tốc độ xác nhận giao dịch nhanh với các giao dịch bên trong sidechain (mặc dù các giao dịch đó chưa được đưa lên L1). Nói chung, việc đưa giao dịch từ L2 lên L1 để nhận được đầy đủ lợi ích từ bảo mật L1 vẫn phụ thuộc vào block time của L1.
Tác động ngoại cảnh
Những người dùng và hoạt động khác trong mạng lưới không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của dự án. Chắc hẳn bạn không muốn các sự kiện như “cryptokitty” tái diễn. Khiến toàn mạng lưới tắc nghẽn và các hoạt động khác không thể vận hành được.
Giải pháp layer 2:
- Plasma và validium đưa rất ít dữ liệu lên Layer 1. Do đó có thể điều chỉnh phí gas cao lên nếu như cần các hoạt động trên Layer 1 diễn ra đúng thời gian.
- Sidechains: Không phụ thuộc vào Layer 1 ngoại trừ việc chuyển token đến hoặc đi.
- Rollup: Phụ thuộc vào Layer 1 để đưa kết quả giao dịch từ Layer 2 lên Layer 1. Tuy nhiên chi phí cho việc này vẫn rẻ hơn việc hoạt động trực tiếp trên Layer 1. Và hệ thống có thể nâng phí gas để đảm bảo thời gian xử lý giao dịch của bạn được nhanh hơn.
Phí giao dịch
Giá Ethereum tăng cao và sẽ rất tốn kém để thực hiện giao dịch. Đặc biệt là trong thời gian cao điểm.
Giải pháp layer 2: Vì Layer 2 tiêu tốn ít gas hơn việc thực hiện giao dịch trực tiếp trên Layer 1, phí giao dịch trên Layer 2 sẽ giảm hơn nhiều.
- Các giải pháp Layer 2 tiết kiệm chi phí nhất bao gồm: state channels, plasma, validium và sidechains.
- Kém hơn một chút ta có roll ups.
Kết luận
Với sự xuất hiện của Layer 2 sẽ giúp các dự án giải quyết được những vấn đề nan giải mà layer 1 đang đối mặt. Từ đó trở thành nền tảng vững chắc để phát triển mạng lưới Ethereum nói riêng và DeFi nói chung.
Truy cập Kiến thức Crypto để biết thêm những kiến thức hữu ích.
Đọc thêm
- Bloomberg là gì? Thông tin chi tiết từ A-Z về Bloomberg
- Gold Fever là gì? Thông tin về đồng tiền điện tử NGL Token
- Measurable Data Token là gì? Toàn tập về đồng MDT Token