Vùng hỗ trợ và vùng kháng cự là gì? Đây là hai thuật ngữ rất quan trọng cả trong thị trường Forex, Crypto lẫn Chứng Khoán. Để giúp bạn hiểu rõ về hai định nghĩa này, hôm nay Coin86 sẽ giúp các bạn hiểu được Vùng hỗ trợ và vùng kháng cự là gì và cách giao dịch trong 2 vùng này.
Vùng hỗ trợ và vùng kháng cự là gì?
Vùng hỗ trợ và vùng kháng cự ít nhiều có liên quan đến thuật ngữ Cung và Cầu, hay còn gọi là vùng giá mà tại đó đang xảy ra sự tranh chấp giữa phe mua và phe bán, khiến cho giá cả có thể tăng mạnh hoặc giảm mạnh.
Từ khái niệm Cung và Cầu, chúng ta có thể hình dung Vùng Hỗ Trợ nơi mà vùng giá đủ hấp dẫn để khiến nhu cầu tăng mạnh và chặn không cho giá giảm thêm, còn Vùng Kháng Cự là vùng giá mà nguồn cung tăng mạnh và chặn không cho giá tăng thêm.
Xác định vùng hỗ trợ và vùng kháng cự
Có rất nhiều cách để xác định vùng hỗ trợ và vùng kháng cự, phổ biến nhất đó là:
Dựa vào các đỉnh và đáy trong quá khứ
Thông thường tại khu vực đáy trong quá khứ, giá thường có xu hướng dừng đà giảm, trong khi tại khu vực đỉnh trong quá khứ, giá thường có xu hướng dừng đà tăng. Do đó đáy trong quá khứ được sử dụng làm ngưỡng hỗ trợ, và đỉnh trong quá khứ được sử dụng làm ngưỡng kháng cự.
Dựa vào các mức giá tâm lý
Vùng cung cầu thường tập trung tại các mức giá tròn (10, 15, 20…), do đó giá thường có xu hướng dừng đà tăng hoặc giảm tại đây và hình thành vùng Hỗ Trợ và Kháng Cự.
Dựa vào đường Trendline
Trendline là đường thẳng được vẽ ngay phía trên hay phía dưới của diễn biến giá trong một khoảng thời gian giới hạn, được xác nhận khi có ít nhất hai đáy (trong xu hướng tăng) và hai đỉnh (trong xu hướng giảm) chạm đường này và đảo chiều. Khi xác định được Trendline thì nó sẽ trở thành đường hỗ trợ (trong xu hướng tăng) hoặc đường kháng cự (trong xu hướng giảm).
Dựa vào kênh xu hướng
Kênh xu hướng được định nghĩa là hai đường xu hướng phía trên và phía dưới của giá, trong đó hai đường này song song với nhau.
Đường phía trên sẽ là ngưỡng hỗ trợ và đường phía dưới sẽ là ngưỡng kháng cự của giá, khi đó diễn biến giá thường có khuynh hướng vận động giữa kênh xu hướng.
Dựa vào đường SMA hoặc EMA
Các đường trung bình động SMA và EMA có thể được sử dụng làm các vùng trợ và kháng cự. Bởi nhiều trader quan sát các đường SMA, EMA phổ biến và hành động dựa trên đó. Vì vậy giá thường có xu hướng dừng đà tăng/giảm tại đây.
Dựa vào Bollinger Band
Bollinger Band là một chỉ báo dùng để đo lường mức độ biến động của giá thị trường, và bao gồm 3 dải:
- Dải giữa: Đường trung bình động SMA20
- Dải trên: SMA20 + (2 lần độ lệch chuẩn biến động giá trong 20 ngày)
- Dải dưới: SMA20 – (2 lần độ lệch chuẩn biến động giá trong 20 ngày)
Trong đó dải trên có tác động đến giá như một mức kháng cự, và dải dưới là một mức hỗ trợ. Ngoài ra khung thời gian được sử dụng càng dài, ngưỡng kháng cự – hỗ trợ này càng mạnh.
Dựa vào Fibonacci Retracement
Fibonacci Retracement (Fibonaccci thoái lui) dựa trên tỷ lệ vàng 0.618 thường thấy trong tự nhiên, và có các ngưỡng là 38.2%, 61.8%, 161.8% và 261.8% của sóng tăng/giảm trước đó.
Giá thường có xu hướng dừng đà tăng/giảm tại các ngưỡng này. Bạn có thể xác định Hỗ Trợ và Kháng Cự bằng cách kéo từ đỉnh xuống đáy (để xem kháng cự) hoặc đáy lên đỉnh (xem hỗ trợ) của sóng tăng/giảm gần nhất. Với các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự vừa được tạo, nhà đầu tư sẽ tạo ra chiến lược giao dịch phù hợp.
Cách giao dịch với Hỗ Trợ và Kháng Cự
Có 2 dạng : Giao dịch khi giá bật lại; giao dịch khi giá phá vỡ
Giao dịch khi giá bật lại – Bounce
Phương pháp này sẽ dựa trên việc giá bật lại sau khi chạm hỗ trợ hoặc kháng cự.
Nhiều trader sai lầm khi đặt lệnh chờ ngay tại vùng hỗ trợ – kháng cự và đợi cho giao dịch của mình thành công. Tất nhiên có thể sẽ thành công trong vài trường hợp, nhưng giao dịch kiểu này chính là thừa nhận những vùng hỗ trợ và kháng cự này sẽ được giữ vững mà không biết rằng giá có đi tới được vùng đó hay không.
Muốn giao dịch chắc chắn bằng cách này, tốt nhất là đợi 1 sự bật lại từ các vùng này trước khi vào lệnh. Như vậy sẽ tránh được rủi ro là giá sẽ phá vỡ các vùng hỗ trợ kháng cự. Trường hợp này chính là việc tránh bắt dao rơi (catch a falling knife), tức là vào lệnh khi giá chưa có dấu hiệu quay đầu.
Giao dịch phá vỡ – Break
Hầu như các trader cho rằng các mức hỗ trợ và kháng cự sẽ được giữ mãi mãi. Nhưng thật sự là nó thường xuyên bị phá vỡ. Vì vậy, không chỉ đơn giản giao dịch theo kiểu “bật lại” như trên, còn có thể giao dịch khi giá phá vỡ hỗ trợ và kháng cự. Có 2 cách để giao dịch là: cách hung hăng (aggressive) và cách dè dặt (conservative)
Cách hung hăng – Aggressive way
Cách đơn giản nhất để giao dịch việc phá vỡ là mua hoặc bán khi mà giá phá vỡ vùng hỗ trợ hoặc kháng cự một cách rõ ràng, tức là giá cắt qua vùng này rất mạnh
Cách dè dặt – Conservative Way
Tưởng tượng 1 trường hợp sau: bạn quyết định mua EURUSD với hi vọng nó sẽ tăng điểm sau khi chạm vào vùng hỗ trợ. Ngay sau đó, vùng hỗ trợ này bị phá vỡ và bạn đang rơi vào tình trạng thua lỗ. Bạn sẽ: (1) Chấp nhận thất bại và quyết định thanh lý lệnh ; hoặc (2) giữ lệnh và hi vọng giá sẽ tăng trở lại?
Nếu bạn chọn giải pháp (2) thì bạn sẽ dễ dàng hiểu phương pháp giao dịch này. Hãy nhớ rằng khi bạn chốt lệnh tức là bạn đang thực hiện một lệnh ngược lại. Bạn đóng lệnh mua EURUSD tại hoặc gần vùng hòa vốn tức là bạn sẽ đặt lệnh bán EURUSD với một khối lượng lệnh tương tự. Bây giờ, nếu đã đủ lệnh bán và thanh lý lỗ xảy ra ở vùng phá vỡ hỗ trợ. Giá sẽ đảo chiều và bắt đầu giảm trở lại. Hiện tượng này lý giải cho việc vì sao vùng hỗ trợ chuyển thành vùng kháng cự sau khi nó đã bị phá vỡ
Muốn giao dịch được theo phương pháp này, bạn cần sự kiên nhẫn. Thay vì vào lệnh ngay sau khi giá phá vỡ, bạn cần đợi cho giá “hồi lại” đến vùng hỗ trợ hoặc kháng cự đã vỡ và vào lệnh khi giá bật trở ra.
Chú ý rằng việc retest lại vùng phá vỡ này không phải lúc nào cũng diễn ra. Nhiều khi giá sẽ tiếp tục chạy sau khi đã phá vỡ mà không hồi. Chính vì vậy, hãy luôn sử dụng lệnh dừng lỗ. Và đừng bao giờ giữ lệnh chỉ vì hi vọng mà thôi
Những lưu ý quan trọng
- Đừng phức tạp hóa việc vẽ vùng hỗ trợ và vùng kháng cự. Vì dù sao những mức này cũng chỉ là tương đối. Chúng có thể bị phá vỡ trong tương lai.
- Khi một mức/vùng kháng cự bị phá vỡ, nó có thể trở thành một mức/vùng hỗ trợ mới; tương tự, khi một mức/vùng hỗ trợ bị phá vỡ, nó có thể trở thành một mức/vùng kháng cự mới.
- Hãy cố gắng xác định hỗ trợ và kháng cự ở các đồ thị thời gian dài trước. Vì chúng có độ tin cậy cao hơn rất nhiều so với các ngưỡng ở đồ thị thời gian ngắn. Ví dụ như 1 giờ, 30 phút, hay 15 phút.
- Các mức/vùng hỗ trợ và kháng cự càng sát hiện tại thì càng đáng tin cậy. Vì thế, hãy luôn theo dõi và điều chỉnh các mức/vùng hỗ trợ và kháng cự sao cho phù hợp với diễn biến mới nhất của thị trường.
Kết luận
Trên đây là bài viết “Vùng hỗ trợ và Vùng kháng cự là gì trong giao dịch“. Hi vọng với bài viết này Coin86 có thể giúp bạn cải thiện và giao dịch một cách hiệu quả hơn. Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác tại Kiến thức Crypto.
Đọc thêm
- Cardano là gì? Thông tin chi tiết về đồng ADA Coin
- ChiliZ là gì? Tất tần tật thông tin về đồng CHZ Token
- Binance NFT là gì? Hướng dẫn sử dụng Binance NFT Marketplace