Jpeg’d là gì? Đây là một giao thức lending với những cải cách độc lạ trong các tính năng sản phẩm. Jpeg’d cho phép các NFT hodler tận dụng được yếu tố “tín dụng trong DeFi” để tối ưu hoá lợi nhuận. Chi tiết hãy cùng Coin86 tìm hiểu sau đây.

Jpeg'd là gì?

Jpeg’d là gì?

Jpeg’d là một giao thức lending với những cải cách độc lạ trong các tính năng sản phẩm. Jpeg’d cho phép các NFT hodler tận dụng được yếu tố “tín dụng trong DeFi” để tối ưu hoá lợi nhuận trong khi vẫn nắm giữ quyền sở hữu NFT. 

Giao thức được phát triển theo hướng hoàn toàn phi tập trung và được quản trị bởi các hodler nắm giữ đồng token native của nền tảng. Bên cạnh đó, Jpeg’d đang triển khai một cơ chế bảo hiểm phòng khi người dùng bị thanh lý tài sản trong lúc gửi NFT để vay một loại tài sản khác, người dùng có thể mua lại NFT này từ DAO.

Trang chủ: https://jpegd.io

Đặc điểm nổi bật của Jpeg’d là gì?

Điểm nổi bật của Jpeg’d nằm trong việc phát triển cơ chế riêng để hoạt động trong lĩnh vực Lending: Non-fungible Debt Position (NFDP).

Cơ chế đơn giản dễ tiếp cận

Về bản chất, cơ chế này sẽ gần như giống với cách hoạt động của các giao thức cho vay thông thường. Tuy nhiên, sẽ có một số quy định và tiêu chí riêng để đánh giá và chọn lọc tài sản thế chấp.

Quy trình quản lý chặt chẽ

Một số tiêu chí được đề cập đến: 

  • Thanh khoản của toàn bộ các collectible.
  • Tổng vốn hoá của dự án (Market Capitalization).

Những tiêu chí này được Jpeg’d đặt ra nhằm: 

  • Giảm thiểu rủi ro biến động giá.
  • Cân bằng giá trần của tài sản thế chấp khi giá quá cao so với giá trị thực tế.
  • Tập trung vào các collectible có một nền móng phát triển ổn định và tiềm năng.
  • Giảm thiểu các rủi ro về việc tài sản thế chấp có vị thế xấu, giá trị không đúng với thực tế sản phẩm.
  • Quản lý và phân bổ tài sản để cho vay một cách tối ưu nhất.

Quy trình hoạt động đơn giản

Người dùng chỉ cần deposit các NFT (đã được whitelist) vào smart contract của Jpeg’d để sử dụng như một tài sản thế chấp.

Sau khi giao thức xác nhận thành công, người dùng sẽ được mở một vị thế NFDP, Jpeg’d sẽ mint một lượng stablecoin $PUSd dựa trên giá trị của tài sản thế chấp và gửi cho người vay. Người dùng sử dụng stablecoin này để tham gia giao dịch. 

Lưu ý:

  • NFT của người dùng sẽ được khoá trong nền tảng Jpeg’d.
  • Khi muốn trả khoản vay, người dùng chỉ cần trả: lượng stablecoin ban đầu + lãi suất cho vay, sau đó nhận lại NFT. 
  • Nếu giá trị NFT vượt ngưỡng thanh lí, NFT lúc này sẽ được mở khoá và thuộc quyền sở hữu của DAO. Tuy nhiên, giao thức có cơ chế bảo hiểm để cho phép người dùng có thể mua lại NFT từ DAO. 
Quy trình hoạt động đơn giản
Jpeg’d – “cầu nối” của NFT và DeFi

Cơ chế bảo hiểm 

Để có thể sử dụng cơ chế bảo hiểm của Jpeg’d, người dùng cần trả một khoản phí không hoàn lại (5% giá trị khoản vay). 

Cơ chế bảo hiểm
Tham gia Insurance

Sau đó, người dùng sẽ được hưởng các quyền lợi sau do giao thức cung cấp và đảm bảo:

  • Trong trường hợp NFT bị thanh lý: Người dùng chỉ cần trả các khoản phí sau để có thể nhận lại NFT: Khoản vay + Lãi suất + Phí phạt 25% 
Cách tính phí
Cách tính phí
  • Gửi tài sản vào vault không bị thanh lý: Nếu lựa chọn gửi tài sản vào vault này, người dùng sẽ tránh được rủi ro thanh lý tài sản dù cho thị trường có biến động như thế nào. Tuy nhiên, lợi nhuận bạn nhận được sẽ thấp hơn so với các vault khác. 

Đảm bảo độ tin cậy về dữ liệu tài sản

Các dữ liệu liên quan đến tài sản sẽ có mức độ biến động liên tục, vậy làm thế nào để đảm bảo được độ tin cậy và độ chính xác của dữ liệu với người dùng? 

Jpeg’d sử dụng Chainlink Oracle để giải quyết vấn đề này. Dữ liệu từ Chainlink sẽ đảm bảo cho giao thức: 

  • Phân tích dữ liệu và quản lý các vị thế vay trước đó.
  • Xác định được quy mô lớn nhất của khoản tiền có thể cho vay.
  • Thanh lí các vị thế đã rơi vào khoảng giá vị thanh lí.
Jpeg'd sử dụng Chainlink để đảm bảo độ tin cậy về dữ liệu cho người dùng
Jpeg’d sử dụng Chainlink để đảm bảo độ tin cậy về dữ liệu cho người dùng

Lợi ích khi nắm giữ JPEG Token

Người dùng khi nắm giữ JPEG Token sẽ được hưởng các quyền lợi sau: 

  • Quản trị: Là token quản trị của dự án.
  • Giao dịch: JPEG được sử dụng để giao dịch và thực hiện các giao dịch trên mạng lưới. 
  • Staking: người dùng có thể stake JPEG và nhận reward.

Đội ngũ phát triển

Đội ngũ dự án bao gồm: 

Đội ngũ phát triển
Đội ngũ dự án

Nhà đầu tư

Đang cập nhật…

Đối tác

Dự án hiện có mối quan hệ đối tác với một số dự án sau: 

Đối tác
Partner dự án

Bên cạnh đó còn có Abracadabra.money, Kovan Network,…

Lộ trình phát triển

Roadmap dự án được cập nhật như sau: 

  • Liquidation free vaults.
  • Gia tăng các tính năn cho JPEG Token thay vì chỉ có governance.
  • Mở rộng số lượng collectible trên nền tảng.
  • Permissioned Liquidators.
  • Giao thức cũng đang nỗ lực phát triển các sản phẩm phái sinh phi tập trung trên các NFT Collectible nổi bật.

Thông tin chi tiết về JPEG Token

JPEG Token Metrics 

  • Token Name: Jpeg’d
  • Ticker: JPEG
  • Blockchain: Ethereum
  • Token Standard: ERC20
  • Contract: 0xe80c0cd204d654cebe8dd64a4857cab6be8345a3
  • Token type: Governance
  • Total Supply: 69,420,000,000 JPEG
  • Circulating Supply: 20,826,000,000 JPEG

JPEG Token Allocation

  • DAO: 35%
  • Donation Events: 30%
  • Team: 30%
  • Advisors: 5%
Phân bổ JPEG Token
Phân bổ token JPEG

JPEG Token Sale

Đang cập nhật…

JPEG Token Release Schedule

  • Team: 6 month cliff, phân bổ token trong 2 năm
  • Advisors: 6 month cliff, phân bổ token trong 2 năm

Ví lưu trữ JPEG Token

JPEG là token thuộc ERC20, nên sẽ được lưu trữ trên MetaMask, TrustWallet,…

Sàn giao dịch JPEG Token

Hiện tại, bạn có thể giao dịch JPEG Token trên các sàn như Sushiswap, Uniswap v3, BKEX, LBank, MEXC Global,…

Cách kiếm và sở hữu JPEG Token

Người dùng có thể sở hữu JPEG Token bằng các cách sau: 

  • Giao dịch trên các sàn như Sushiswap, Uniswap v3, BKEX, LBank, MEXC Global,…
  • Tham gia staking, farming.

Thông tin thêm về dự án Jpeg’d

Kết luận

Trên đây là bài viết “Jpeg’d là gì? Thông tin chi tiết về tiền điện tử JPEG Token“. Hi vọng Coin86 đã giúp bạn có đầy đủ thông tin kiến thức từ bài đọc.

Truy cập Kiến thức Crypto để biết thêm các bài viết hữu ích khác.

Đọc thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *