ETF đòn bẩy của MEXC là một sản phẩm giao dịch theo bội số nhất định (chẳng hạn như 3 lần) của lợi tức mục tiêu hàng ngày trên tài sản thông qua cơ sở đòn bẩy cố định. Để hiểu rõ về ETF đòn bẩy là gì hãy cùng Coin86 tìm hiểu sau đây.
ETF đòn bẩy là gì?
ETF đòn bẩy của MEXC là một sản phẩm giao dịch theo bội số nhất định (chẳng hạn như 3 lần) của lợi tức mục tiêu hàng ngày trên tài sản thông qua cơ sở đòn bẩy cố định.
Hiểu theo một cách đơn giản, nếu giá cơ bản tăng 10%, giá trị ròng của sản phẩm ETF có đòn bẩy 3 lần sẽ tăng hoặc giảm 30%.
Ví dụ: Nếu bạn dự đoán Bitcoin sẽ tăng trong thời gian tới và bạn mua 100 USD BTC3L (BTC 3x Long). Sau đó, BTC tăng 10% thì lợi nhuận bạn thu về sẽ là 30% (vì đòn bẩy x3), khoản đầu tư của bạn lúc này sẽ là 130 USD. Còn nếu BTC giảm 10% thì bạn sẽ bị lỗ 30 USD và khoản đầu tư lúc này chỉ còn 70 USD.
Ký hiệu (lấy ví dụ Bitcoin)
- BTC3L: BTC 3x Long
- BTC3S: BTC 3x Short
Giá coin
Như bạn thấy, giá coin trên ETF không giống với giá spot. Giá coin ETF thực chất là những hằng số mà hệ thống sàn MEXC đã tính toán dựa trên giá cơ sở của từng loại coin.
Có hơn 80 coin cơ bản được tích hợp ETF đòn bẩy với mức đòn bẩy dao động từ x2 đến x5, tùy vào từng coin.
Điểm khác biệt giữa Margin Futures và ETF đòn bẩy là gì?
Thực tế, ETF đòn bẩy không mấy khác biệt so với margin future. Tuy nhiên, các sản phẩm ETF đòn bẩy có các tính năng độc đáo sau:
- Không yêu cầu ký quỹ, chuyển nhượng tài khoản, cho vay, trả nợ
- Rủi ro bị thanh lý thấp
- Mua/bán ETF dễ dàng như mua/bán spot. Ví dụ, nếu bạn muốn mua BTC3L, chỉ cần nhìn vào giá và giá trị ròng => nhập số lượng mua => chọn mua BTC3L mà không cần bất kỳ thao tác nào khác.
- Đòn bẩy cố định (đòn bẩy của các sản phẩm ETF về cơ bản là không đổi).
Đặc biệt nổi bật của ETF trên MEXC
Không trả phí ký quỹ
Nhà đầu tư có thể giao dịch trên thị trường thứ cấp mà không trả khoản ký quỹ nào.
Hiệu ứng lãi kép
ETF đòn bẩy sẽ tự động chuyển lợi nhuận của vị thế sang tiền gốc. Nếu ETF đòn bẩy đã mua tạo ra lợi nhuận thả nổi*, lợi nhuận thả nổi sẽ làm tăng vị thế ETF đòn bẩy trong lần tái cân bằng tiếp theo, tạo ra mô hình lãi suất kép.
*Lợi nhuận thả nổi là không cố định, thay đổi liên tục, biến động theo tình hình thị trường
Ví dụ: Sau khi bạn mua 100 USD BTC3L và lãi 30% ( tương đương 30 USD) trong ngày đầu tiên. Sau 23 giờ (thời điểm diễn ra tái cân bằng định kỳ mỗi ngày), sàn sẽ cộng khoản lãi 30 USD vào vốn gốc. Nghĩa là sang ngày thứ hai, vốn gốc của bạn sẽ là 130 USD.
Nếu ngày thứ hai Bitcoin lại tiếp tục tăng 10%, khoản đầu tư 130 USD của bạn sẽ tăng 30% và có giá trị là 169 USD. Vậy sau 2 ngày, giá Bitcoin chỉ tăng 20% nhưng nhờ ETF đòn bẩy và hiệu ứng lãi kép mà khoản đầu tư của bạn tăng tới 69%.
Nhưng trong trường hợp Bitcoin giảm 10% vào ngày thứ hai, thì khoản vốn gốc 130 USD của bạn sẽ mất 30% giá trị và chỉ còn 91 USD.
Loại bỏ rủi ro bị thanh lý
Ví dụ, nếu bạn mua BTC3L và sau đó BTC giảm 33%. Thay vì vị thế mua của bạn bị thanh lý, thì với ETF đòn bẩy, điều đó sẽ không xảy ra.
ETF đòn bẩy sẽ giảm theo điều kiện thị trường và điều chỉnh vị thế thông qua cơ chế tái cân bằng nhằm ngăn vị thế bị thanh lý. Ngay cả khi giá BTC giảm 33%, vị thế của bạn vẫn sẽ còn tồn tại.
Blogtienao sẽ giải thích thêm trong phần “Vì sao lại mất token khi giao dịch ETF”
Cơ chế hoạt động của ETF
Tái cân bằng định kỳ
MEXC sẽ tái cân bằng vị thế sau mỗi 24 giờ, vào lúc 23:00 (giờ Việt Nam) mỗi ngày.
Tái cân bằng theo biến động giá
Để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và tránh giá trị ròng của quỹ và giá token giảm mạnh, quỹ đã thiết lập một cơ chế tái cân bằng bất thường do biến động giá.
Chức năng của cơ chế này nhằm đảm bảo giá trị ròng của quỹ và giá trị của các token sẽ không trở về 0 và tổn thất của các nhà đầu tư chọn sai hướng có thể được kiểm soát trong một phạm vi nhất định.
Hình trên cho thấy số liệu tái cân bằng theo biến động giá của tất cả tài sản. Ví dụ, nếu Bitcoin tăng 30% (hàng thứ 3), thì BTC3L sẽ tăng 300%. Trong khi đó, cơ chế tái cân bằng biến động giá sẽ được áp dụng cho BTC3S. Thay vì giảm 300%, BTC3S sẽ chỉ giảm 66.52%
Cơ chế hợp nhất
Khi giá của giá trị ròng thấp hơn một ngưỡng nhất định, nền tảng sẽ tiến hành hợp nhất token. Khi này, giá của giá trị ròng sẽ gấp 10 lần trước khi hợp nhất, nhưng số lượng token tương ứng cũng sẽ giảm còn 1/10 số lượng trước khi hợp nhất.
Tổng tài sản của người dùng sẽ không bị ảnh hưởng. Việc hợp nhất nhằm để cải thiện độ nhạy của các thay đổi giá và tối ưu hóa trải nghiệm giao dịch.
Blogtienao sẽ giải thích thêm trong phần “Vì sao lại mất token khi giao dịch ETF”
Phí giao dịch ETF
- Phí giao dịch: 0.2%.
- Phí quản lý: Được tính vào 23:00 hàng ngày theo giờ VN (nếu bạn không đặt lệnh tại thời điểm đó sẽ không bị phát sinh phí này). Mức phí sẽ dao động từ 0.25% đến 0.3%, tùy vào cặp tài sản.
Vì sao lại mất token khi giao dịch ETF?
Nếu bạn không nắm rõ các nguyên tắc giao dịch trong ETF, có thể sau một thời gian giao dịch, bạn sẽ nhận ra số token của mình bị mất mà không rõ nguyên nhân từ đâu. Thực tế điều này đã được đề cập đến trong phần “Cơ chế hợp nhất”.
Cụ thể, khi giá một coin giảm xuống dưới một mức nhất định (cụ thể là mức 0.1 USD) thì cơ chế hợp nhất này sẽ diễn ra. Blogtienao đưa ra ví dụ sau để bạn rõ:
Vào ngày 15/7, bạn mua 100 USD DOT5L ở mức 0.12 USD và nhận 1000 DOT5L.
Đến ngày 17/7, giá DOT tăng, nhưng lại có một râu kéo xuống dưới mức 0.045 USD.
Ngay lúc này, số token DOT của bạn sẽ bị gom lại còn 100 DOT5L (1/10 số coin ban đầu), trong khi giá DOT5L tăng lên 0.5 USD (gấp 10 lần từ giá 0.05 USD – mức nhất định mà sàn đề ra, tương ứng với định nghĩa “giá của giá trị ròng sẽ gấp 10 lần trước khi hợp nhất”. Đọc lại phần “cơ chế hợp nhất”)
Vậy sau hợp nhất, giá DOT5L sẽ là 0.5 USD và số lượng DOT5L là 100 token. Vậy giá trị tài sản của bạn không thay đổi vì mua ở mức 0.12 USD. Giá giảm về 0.045 USD thì bạn đã mất 50% giá dù có hợp nhất coin hay không.
Và sau khi kéo râu về 0.045 USD, giá tăng trở lại thì tài sản của bạn cũng sẽ bắt đầu tăng trở lại.
Vì thế, nhờ có cơ chế hợp nhất mà khi giá giảm xuống 0.045 USD, tài khoản của bạn đã không bị cháy mà còn có thể sinh lời trong lần tăng giá tiếp theo.
Cách giao dịch ETF hiệu quả?
Để tối đa hóa được lợi nhuận trong loại hình giao dịch này, bạn cần nắm rõ những điều sau:
- ETF đòn bẩy chỉ có lợi cho việc giao dịch trong ngắn hạn
- Bạn phải có nền tảng phân tích thị trường vững chắc. Có khả năng phán đoán chính xác cao xu hướng ngắn hạn của thị trường.
- Tránh mất phí quản lí bằng việc mua/bán trước 23:00 hàng ngày.
- ETF không phù hợp với các nhà giao dịch thiếu kinh nghiệm và thiếu kỷ luật do tính biến động cao của thị trường.
Kết luận
Qua bài viết “ETF đòn bẩy trên MEXC là gì? Cách sử dụng ETF đòn bẩy chi tiết“. Coin86 hi vọng bạn có thể hiểu được ETF đòn bẩy là gì, tuy nhiên việc sử dụng đòn bẩy đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm ít nhiều.
Truy cập Kiến thức Crypto để biết thêm những kiến thức hữu ích khác.
Đọc thêm
- Sàn FTX là gì? Thông tin chi tiết từ A-Z về sàn giao dịch FTX
- Cross-chain là gì? Tác dụng của Cross-chain đối với Crypto
- Serum (SRM) là gì? Thông tin từ A-Z về đồng SRM Token