WOO Network là gì? Đây một mạng lưới bộ ba sàn giao dịch bao gồm WOOTrade, WOO X, WOOFi. Dự án WOO Network cung cấp kết hợp giữa 2 loại sàn giao dịch CEX và DEX song song với đó kết hợp lượng thanh khoản của chúng lại với nhau để giảm thiếu những yếu điểm tồn tại. Chi tiết về dự án hãy cùng Coin86 tìm hiểu trong bài viết hôm nay.
WOO Network là gì?
WOO Network là một mạng lưới bộ ba sàn giao dịch bao gồm WOOTrade, WOO X, WOOFi. Trong đó, WOOTrade và WOO X sẽ tập trung vào mảng CeFi (các giao dịch tương tự như Binance, FTX, v.v. WOOFi sẽ phụ trách về mảng DeFi.
Các mảng WOO Network:
WOO X
Cung cấp sàn giao dịch cho người dùng cuối và tận dụng nguồn thanh khoản từ mạng lưới của WOO Network, nhằm cung cấp cho các nhà giao dịch chuyên nghiệp dịch vụ giao dịch với thanh khoản cao và mức phí gần như bằng 0.
WOO Trade
Cung cấp nguồn thanh khoản từ mạng lưới các sản phẩm của WOO Network vào các giao diện lập trình ứng dụng (API) để tích hợp cho các sàn đối tác hay các thể chế xã hội (institutions). Qua đó, nhờ vào việc ứng dụng cơ chế sổ lệnh – order book giúp đem lại mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán thấp.
WOOFi
Giao thức DeFi mã nguồn mở giúp đem lại lợi ích cho:
- Người dùng (về các chiến lược kiếm lợi nhuận không rủi ro thua lỗ).
- Các giao thức DeFi (cung cấp các pool thanh khoản sPMM với giao diện dễ tích hợp. Và sử dụng cho các nền tảng DEX aggregators, ví, lending. Từ đó mức báo giá tốt cho các giao dịch và các vị thế thanh khoản).
- Các dự án Crypto (về thanh khoản được luân chuyển giữa các chains tốt hơn mà không phải tung ra các chương trình khuyến khích bằng cách lạm phát tokens).
- Tổ chức tự trị phi tập trung, hay còn gọi là DAO. (cung cấp quyền biểu quyết cho sự phát triển các sản phẩm của WOO Network cho cộng đồng với các quy tắc và giá trị cốt lõi được định hình sẵn).
Đặc điểm nổi bật của WOO Network là gì?
Tối ưu được hiệu quả nguồn vốn
Đối với Uniswap, họ áp dụng cơ chế Centralized Liquidity để cung cấp nguồn thanh khoản được tập trung tốt hơn cho các giao dịch và cũng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn khi những người giá được cung cấp thanh khoản không quá chênh so với giá tại thời điểm đó.
Tuy nhiên, điểm hạn chế là để đạt được điều này thì những người cung cấp thanh khoản phải chủ động quản lý các vị thế của mình phòng trường hợp giá tài sản biến động mạnh và có thể chịu rủi ro thua lỗ tạm thời.
WOO Network áp dụng mô hình thuật toán The Proactive Market Maker (PMM) được giới thiệu bởi DODO với hiệu suất cao và được chứng minh là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc tạo các sổ lệnh order book on-chain. Cách tiếp cận này cũng khiến WOO Network nội bộ hóa quy trình sắp xếp thứ tự các sổ lệnh.
Tổng hợp được nguồn thanh khoản từ chính những sản phẩm của dự án
Yếu điểm mà các sàn DEX đang gặp phải đến từ chính mô hình AMM của mình. Các sàn phi tập trung (DEXes) đối diện với việc phải cân bằng lợi ích giữa bên tham gia cung cấp thanh khoản và các nhà giao dịch, tất nhiên không thể thiếu yếu tố phí gas khác nhau trên mỗi blockchain.
Mặc dù DEXes ở một số blockchain có phí giao dịch thấp nhưng cũng phải chịu khoản phí ở nền tảng cung cấp dịch vụ như Uniswap là 0.3% hay mức phí trung bình của các sàn DEXs top đầu là khoảng 0.25% (theo CryptoWisser). Nếu tính thêm phí gas và độ chênh lệch giá thì chắc hẳn sẽ cao hơn khoản phí 0.1% ở các sàn tập trung như Binance.
Từ đó, nhà đầu tư sẽ rất e ngại khi phải chi khoản phí lớn hơn trên các sàn DEX khi họ có thể có thể mua token đó với mức phí rẻ hơn trên sàn CEX.
Hiểu được tâm lý này, WOO Network đã phát triển bộ sản phẩm của mình bao gồm việc cung cấp các dịch vụ DeFi lẫn như một sàn CEX. Điều này sẽ khiến cho họ có thể phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng hơn ngay chính trong hệ sinh thái của họ.
Người dùng được lợi từ việc có nhiều lựa chọn hơn và nguồn thanh khoản được tận dụng tối đa sẽ giúp mức chênh lệch giá của các cặp coins thu hẹp lại và các nhà giao dịch sẽ trả phí ít hơn.
Lợi nhuận từ việc đầu tư sẽ được trả về cho cộng đồng
WOO Ventures là một nhánh được phân bổ nguồn lực để phát triển mảng đầu tư cho dự án WOO Network. Như thường lệ, các dự án sẽ dùng quỹ này để phát triển nguồn vốn cho dự án và nhằm phát triển các sản phẩm trong tương lai.
Tuy nhiên, với WOO Ventures thì khác, họ vẫn trích ra 50% lợi nhuận từ các thương vụ đầu tư (nếu có) để trả lại cho những người nắm giữ WOO token nhưng sẽ biến thiên ở nhiều hình thức. Có thể là staking để nhận thêm rewards, v.v.
Điểm này nói lên một điều rằng dự án ý thức được thành công của dự án cũng là nhà cộng đồng tin tưởng và họ cũng cần phải được tưởng thưởng xứng đáng. Từ đó, họ cũng sẽ build được cộng đồng tin tưởng và trung thành với dự án hơn.
Thông tin chi tiết về WOO Token
Key Metrics WOO
Những thông tin cơ bản về WOO Token:
- Token Name: WOO
- Ticker: WOO
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: ERC-20
- Contract: 0x4691937a7508860f876c9c0a2a617e7d9e945d4b
- Token Type: Governance, Utility.
- Total Supply: 3,000,000,000 WOO.
- Circulating Supply: 892,833,223 WOO.
WOO Token Allocation
Tổng cộng 3,000,000,000 WOO sẽ được phân chia như sau:
- Ecosystem (Rewards): 50% – 1,500,000,000 WOO.
- Team: 20% – 600,000,000 WOO.
- Token Sale (Investors): 20% – 600,000,000 WOO. Bao gồm: Equity Investors (0.68%) + Seed Sales (8.57%) + Private Sale (8.27%) + Private Sale II (1.11%) + Public Sale (0.57%).
- Liquidity Management: 5% – 150,000,000 WOO.
- Advisors: 5% – 150,000,000 WOO.
WOO Token Sale
Đang cập nhật…
WOO Token Release Schedule
Lịch trả token sẽ như sau:
- Team (20%) & Advisors (5%): Tổng số token sẽ được dành cho team và cho các cố vấn sẽ được trả tuyến tính trong vòng 3.5 năm. Các khoản này đều đã được phân rõ các phần sẽ được vested và phần nào sẽ ở trong quỹ dự trữ dành cho các vị trí trong tương lai.
- Investors (20%): 10% sẽ được dành cho private sale & public Sale và số tokens này đã được phân phối và vested. 10% còn lại sẽ dành cho Seed Investors và Equity Round Investors, toàn bộ số tokens này sẽ được vesting và trả tuyến tính trong vòng hơn 1 năm rưỡi từ tháng 4/2021 – tháng 10/2022.
- Ecosystem (50%): Phần này sẽ dùng phục vụ cho việc phát triển hệ sinh thái WOO Network bao gồm các yếu tố như:
- 25% cho WOO Network Rewards, dưới dạng phần thưởng khuyến khích người dùng sử dụng sản phẩm.
- 10% cho quỹ bảo hiểm, để đảm bảo cho các tài sản trên mạng lưới.
- 10% cho các đối tác, để trả thưởng cho những hoạt động hỗ trợ của họ cho dự án.
- 5% cho WOO Ventures: Là quỹ chuyên đầu tư vào các dự án tiềm năng ở giai đoạn sớm và lợi nhuận sẽ được trao lại 50% cho những người nắm giữ WOO token dưới các hình thức như staking, ở các ứng dụng DeFi, WOO X.
- Liquidity Management (5%): Phần lớn số token sẽ được khóa lại.
WOO Token Use Case
Với WOO Tokens, các công dụng của token này như sau:
- 50% của các phí giao dịch khắp các mạng lưới dịch vụ của WOO Network sẽ được mua lại và đốt lượng token trên thị trường thứ cấp hằng tháng ⇒ Tăng tính khan hiếm của WOO token.
- Staking:
- Staking để nhận lại giảm phí giao dịch, mở khóa tính năng giao dịch không tốn phí trên WOO X.
- Đối với các thể chế (institutions): Khi họ tạo ra khối lượng giao dịch lớn trên WOO X sẽ có thể stake WOO token theo khối lượng giao dịch của họ. Và các yêu cầu giao dịch để gia tăng các hạn mức API. Đồng thời giảm phí.
- Yield:
- Các WOO stakers sẽ được nhận WOO token.
- WOO token sẽ được stake trên WOOFi để nhận thưởng từ phí giao dịch.
- Discount: Sử dụng WOO Tokens sẽ được giảm phí giao dịch ⇒ Khuyến khích lực mua WOO token.
- Governance: WOO Network hướng đến trở thành sàn giao dịch phi tập trung hoàn toàn. Vì vậy, WOO Tokens được lên kế hoạch để thành token quản trị. Nhằm kiếm được quyền biểu quyết thông qua thời gian và số lượng WOO đã stake.
- DeFi Liquidity Provision and Yield farming: WOO được nhúng vào các sàn DEX khác nhau để cung cấp lợi nhuận dưới dạng yield farming.
- Borrowing & Lending: WOO có thể được dùng thế chấp để vay và cho vay trên Sushi Kashi, Rari Capital.
Cách kiếm và sở hữu WOO Token
Để sở hữu WOO token, bạn có thể:
- Stake WOO token để có thể nhận phần thưởng ở dạng WOO Token.
- Mua trực tiếp WOO Tokens ngay trên sàn Binance hoặc các sàn DEX, CEX được hỗ trợ.
Ví lưu trữ WOO Token
Hiện bạn có thể lưu trữ WOO Tokens ở ví của sàn Binance.
Sàn giao dịch WOO Token
WOO Tokens sẽ có thể được mua trên sàn Binance bắt đầu từ ngày 8/2/2022 ở thị trường giao ngay spot với các cặp sau: WOO/BNB, WOO/BUSD, WOO/BTC, WOO/USDT.
Ngoài ra, các sàn giao dịch CEX hỗ trợ WOO khác như WOO X, Houbi Global, Ascend X, KuCoin, Gate, MEXC, v.v.
Thêm nữa, WOO token còn được hỗ trợ trên các sàn DEXs ở trên 6 chains khác nhau là Ethereum (Uniswap), BSC (WOOFi, DoDo, Pancakeswap, v.v.), Polygon (Sushiswap, Quickswap), HECO (MDEX), Solana (Raydium, Serum), Fantom (Spooky Swap).
Lộ trình phát triển
WOO Network chưa công bố roadmaps chính thức mình và đội ngũ sẽ cập nhật đến bạn ngay khi sau có thông tin. Họ có thông báo đang trong quá trình hoàn thiện bảng roadmaps được duyệt kĩ trước khi công bố và tính năng giao dịch hợp đồng tương lai vĩnh cửu (perpeptual futures) là một trong những sản phẩm đang được thử nghiệm.
Đội ngũ phát triển
Hiện tại, đội ngũ dự án vẫn chưa được tiết lộ thông tin.
Nhà đầu tư
Đầu tháng 1/2022, Binance Labs dẫn đầu thương vụ đầu tư vào WOO Network với tổng trị giá $12M vòng serie A+. Khoản đầu tư sẽ hỗ trợ sự mở rộng nhanh chóng của WOO Network thông qua thu hút nhân tài, nghiên cứu và phát triển cũng như phát triển các sản phẩm phi tập trung mới.
Đối tác
WOO Network hiện đang có nhiều đối tác ở tầm các dự án đơn lẻ. Bao gồm các sàn giao dịch tập trung như MEXC, Gate.io hay các sàn phi tập trung như DODO, 1inch. Và các nền tảng nghiên cứu hay tổ chức khác
Ngoài ra, WOO Network còn có một số đối tác ở tầm hệ sinh thái như Binance Smart Chain, Near, Avalanche, Polygon, Cardano, Chainlink với hệ thống oracle khổng lồ., v.v.
Kết luận
Trên đây là bài viết “WOO Network là gì? Thông tin về tiền điện tử WOO“. Hi vọng Coin86 đã cung cấp đầy đủ thông tin về dự án WOO Network.
Truy cập Kiến thức Crypto để biết thêm các bài viết hữu ích khác.
Đọc thêm
- LooksRare là gì? Thông tin về tiền điện tử LOOKS Token
- Redacted Cartel là gì? Tất tần tật về tiền điện tử BTRFLY
- Theta Token là gì? Thông tin về đồng tiền điện tử THETA